Thể thao điện tử có phải một ngành dễ theo đuổi hay không?

361
thể thao điện tử phổ biến ở việt nam

Thể thao điện tử là một bộ môn thể thao không còn xa lạ gì trên thế giới, tuy nhiên đối với Việt Nam thì bộ môn này chưa được phổ biến rộng rãi. Lý do là bởi nhiều người còn chưa hiểu hết được ý nghĩa của bộ môn thể thao này. Vậy thể thao điện tử là gì, ý nghĩa của nó mang lại và đặc biệt liệu đây có phải một ngành để con em chúng ta dễ theo đuổi hay không. Chúng ta  hãy cùng tham khảo bài viết này để biết rõ hơn về thể thao điện tử nhé.

Môn thể thao điện tử phát triển nhanh chóng

Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của thể thao điện tử đã góp phần thay đổi định kiến của xã hội về một thể loại trò chơi mới. Đồng thời, với những thành quả đã được ghi nhận; cũng như sự phát triển của công nghệ giúp cho các sự kiện. Giải đấu được tường thuật trực tiếp trên các nền tảng có sự cộng hưởng; cho phép nhiều người hiểu về thể thao điện tử hơn.

bộ môn thể thao điện tử

Nhưng điều này không có nghĩa là mọi người không còn hiểu sai về nghề này. Những người trẻ đang lấy lý do về sự phát triển của thể thao điện tử để bao biện cho việc học hành sa sút. Không ít người còn cho rằng, không cần phải tập trung đầu tư cho việc học mà chỉ cần theo nghề này sẽ thành công; điều đó thực sự không hề đơn giản; bởi không phải ai cũng theo được nó.

Sự lan rộng của thể thao điện tử tới các nước Đông Nam Á

Thể thao điện tử ngày càng phổ biến hơn, thậm chí còn trở thành môn thi đấu tranh huy chương của Đại hội thể thao Đông Nam Á. Những tuyển thủ thể thao điện tử chuyên nghiệp ở bộ môn Liên Minh Huyền Thoại như Young Generation hay Team Flash từng được vinh danh ở WeChoice Awards; cho thấy sự công nhận của xã hội. Một số thành viên trong số họ có đặc điểm xuất thân nghèo khó; nhưng cuối cùng vẫn dựa vào nghề này để đạt được thành công.

sự lan rộng của thể thao điện tử

Không có gì lạ khi nhiều bạn trẻ coi họ như những tiêu chuẩn và kỳ vọng “anh ấy làm được thì mình cũng làm được” để theo nghề thể thao điện tử. Tuy nhiên, thực tế không giống với những gì các bạn trẻ đang tưởng tượng; nó là một nghề không phải ai cũng theo được.

Sự cạnh tranh tàn khốc của ngành thể thao điện tử

Các tuyển thủ thể thao điện tử hiện nay đóng vai trò là “thần tượng” trong mắt giới trẻ; họ có mức độ nổi tiếng gần như sánh ngang với các ngôi sao hạng A. Với sự phát triển của ngành; các tuyển thủ thể thao điện tử hàng đầu trong nước có thu nhập rất cao; có thể kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm chỉ với tiền thưởng.

Nhưng giống như bất kỳ ngành công nghiệp nào; mức thu nhập cao như vậy chỉ thuộc về những người trên đỉnh kim tự tháp. Còn đối với các tuyển thủ bình thường; đa phần dựa vào niềm đam mê của mình để tiếp tục theo nghề.

“Tre già, măng mọc” là định luật sắt không thể thay đổi đối với mọi môn thể thao thi đấu. Nhưng trên thực tế, sự nghiệp thể thao của người chơi thể thao điện tử ngắn hơn nhiều so với người chơi thể thao truyền thống.

Như thế nào được coi là vận động viên thể thao điện tử?

Hiện nay, có không ít tựa game bị đánh đồng chung là thể thao điện tử. Tuy nhiên; để được coi là một bộ môn thi đấu vẫn có những quy chuẩn nhất định và cần có sự công nhận rộng rãi.

e-sport có phải là bộ môn dễ theo đuổi

Theo khái niệm chung, thể thao điện tử (eSports/e-sports; Electronic-Sports, game đối kháng, hay các pro gaming) là hình thức tổ chức cuộc thi chơi điện tử giữa nhiều người chơi; đặc biệt giữa những tuyển thủ chuyên nghiệp.

Các thể loại trò chơi video phổ biến nhất liên quan đến thể thao điện tử là MMO nhiều người chơi. Trò chơi chiến đấu sử dụng chiến lược thời gian thực (MOBA) và thể loại game bắn súng góc nhìn người thứ nhất (FPS). Nhưng thể loại FPS chỉ được gọi là đặc trưng của eSports khi chưa phát triển; khi các thể loại MOBA lên ngôi thì FPS không còn nằm trong danh mục được đăng ký tham gia eSports.

Sự nghiệp thi đấu ngắn

Theo thống kê sơ bộ của tổ chức eSports Major League Gaming Corp.(MLG), so với các môn thể thao chính thống có gần chục năm sự nghiệp thi đấu. Thời kỳ hoàng kim của những người chơi thể thao điện tử kéo dài trung bình từ 4-6 năm. Họ có thể bị đào thải từ sớm mà không cần đợi đến cuối thời kỳ hoàng kim của sự nghiệp thi đấu.

Với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp thể thao điện tử, ngày càng nhiều người trẻ bắt đầu tham gia vào ngành công nghiệp này. Nhưng để có vị trí thi đấu chuyên nghiệp và kỹ năng chuyên môn có thể đáp ứng được, vẫn còn rất ít.

Mỗi mùa giải đều sẽ xuất hiện sự ” đào thải”

Và mỗi mùa giải, sẽ luôn xuất hiện sự đào thải; các cầu thủ trẻ xuất sắc thường được câu lạc bộ khai thác; và sự xuất hiện của họ đồng nghĩa với việc một tuyển thủ cũ phải ra đi. Vì vậy, những người chơi thể thao điện tử phải tập luyện liên tục để duy trì thành tích của mình.

Khó tìm được đầu ra sau khi kết thúc sự nghiệp thi đấu. Nhiều tuyển thủ đã hết tuổi thi đấu sẽ cố gắng tiếp tục tìm việc trong ngành thể thao điện tử; chẳng hạn như Streamer; bình luận viên hoặc huấn luyện viên. Nhưng để trở thành một KOL/Streamer mức độ nổi tiếng, nó yêu cầu về tính cách và tài năng của người chơi là rất cao. Không phải ai cũng có thể theo được nghề này nếu không có tài năng thực sự.

thể theo điện tử cần tập trung cao độ

Công việc đòi hỏi sự đào tạo và kỹ năng phân tích cao

Một số người chơi thể thao điện tử sẽ chọn sử dụng các nguồn lực và quỹ tích lũy được để bắt đầu chuyển hướng kinh doanh các lĩnh vực liên quan. Cũng có những tuyển thủ có năng lực cá nhân vượt trội sẽ được câu lạc bộ tuyển dụng về làm huấn luyện viên. Đây là công việc đòi hỏi khả năng đào tạo và phân tích dữ liệu; chỉ một số tuyển thủ đủ tiêu chuẩn cho vị trí này.

Thể thao điện tử là một ngành đang bùng nổ và phát triển nhanh chóng tại Việt Nam. Thực tế, ngành công nghiệp này đang đi theo hướng mà nhiều người mong đợi; nó dần được công nhận trong thế giới thể thao truyền thống. Nhưng không phải ai cũng theo được nghề này.

Nguồn: ictnews.vietnamnet.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *