Nên hay không nên theo đuổi ngành thể thao điện tử tại Việt Nam?

194

Thể thao điện tử đã không còn xa lạ gì với những người trẻ chúng ta, không chỉ vậy  gần đây một tin vui của những người chơi điện tử đó là thể thao điện tử được tham gia vào sea games lần thứ 31. Tuy nhiên, hầu hết các thể hệ trước vẫn hiểu sai về điện tử cũng có thể một số bạn trẻ lợi dụng thể thao điện tử để bao biện cho những điểm tiêu cực của bản thân. Chính điều này khiến cho nhiều phụ huynh không tin tưởng cũng như không muốn con cái của họ theo ngành thể thao điện tử. Vậy nên hay không nên theo đuổi ngành  thể thao điện tử tại Việt Nam.

Esports là gì?

Esport là một thuật ngữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh đầy đủ Electronic Sport. Khi dịch ra tiếng Việt có nghĩa là môn thể thao điện tử.

Nói một cách dễ hiểu hơn, esport tức là nói về một cuộc thi đấu giữa các người chơi với nhau thông qua một trò chơi điện tử. Trong cuộc đấu, người chơi sẽ cạnh tranh thi thố nhau để tìm ra người thắng cuộc.

Các trò chơi này thường sẽ được vận hành chủ yếu thông qua các thiết bị điện tử (PC, điện thoại,…) người chơi sẽ thao tác trên những thiết bị này như điều khiển chuột; điều khiển bằng bàn phím, tay cầm,…

thể thao điện tử là gì?

Môi trường thi đấu sẽ là một không gian ảo (mỗi trò chơi sẽ có hoạt cảnh khác nhau). Các thể loại game thường được dùng trong thi đấu Esport thường là những game dạng nhập vai, đối kháng. Tư duy chiến thuật của người chơi phải cao. Khởi đầu game cả 2 bên đều giống nhau, không ai hơn ai bất cứ vật phẩm gì; nhằm bảo đảm tính công bằng khi trận đấu diễn ra.

ESports trở thành môn thể thao chính quy

Từ chỗ bị đánh giá là trò giải trí vô bổ, eSports đã trở thành một môn thể thao được đào tạo chính quy với các giải đấu quốc tế. Không chỉ vậy nó còn có trị giá hàng chục triệu USD.

Ngày nay, không khó để tìm kiếm một ngôi trường trên thế giới có giảng dạy eSports. Tại Mỹ, có khoảng 10 trường đại học đang dạy các môn học thể thao điện tử với học bổng từ 2.000 – 25.000 USD tùy trường.

Các môn eSports được dạy cũng là những tựa game đang phổ biến hiện nay như Liên Minh Huyền Thoại; Hearthstone, Overwatch, Dota 2, CS:GO hay Rocket League…

Trung Quốc mở nhiều khoa eSports thu hút người học

Còn tại Trung Quốc, nhờ sức hút của các giải vô địch thế giới Liên Minh Huyền Thoại được tổ chức hoành tráng ở Bắc Kinh hay Thượng Hải những năm gần đây. Nhiều trường đại học xứ tỷ dân đã rất mau chóng mở khoa eSports để thu hút người đăng ký nộp đơn theo học.

Theo các nghiên cứu, Trung Quốc hiện vẫn thiếu hụt khoảng 260.000 người làm việc trong ngành này.

eSports thu hút người học

Ở Hàn Quốc, eSports đã phát triển từ rất sớm nhờ sự phổ biến của StarCraft. Do đó, eSports đã sớm được đưa vào chương trình đào tạo liên kết đại học cùng với sự xuất hiện của KeSPA (Hiệp hội Thể thao điện tử Hàn Quốc).

KeSPA đã trở thành tổ chức mang tính định hướng, dẫn dắt giúp tạo ra một môi trường eSports lành mạnh ở Hàn Quốc. Đảm bảo định hướng cho các tuyển thủ với nhiều giải đấu được truyền trực tiếp trên các kênh truyền hình quốc dân.

ESports dần được phát triển tại Việt Nam

Tại Việt Nam, sau kỳ AIG 2009 với các môn eSports lần đầu tiên được đưa vào thi đấu. Việc đào tạo thể thao điện tử đã được manh nha ở một số trường của TP.HCM.

Dẫu vậy, cho đến kỳ Asian Games 2018 và SEA Games 30 vừa qua; chưa có một trường đại học trong nước nào dạy các môn học eSports một cách chính quy.

Cả hai giải đấu này đều có các tuyển thủ eSports Việt Nam tham dự dưới tư cách vận động viên thuộc biên chế các tổ chức độc lập. Rõ ràng, eSports Việt hoàn toàn có thể nâng cao thành tích 4 huy chương đồng ở Asian Games 2018 và 3 huy chương đồng ở SEA Games 30 nếu được đầu tư bài bản hơn nữa.

Theo ngành eSports là con đường phải chấp nhận mạo hiểm

Khi không được đào tạo chính quy, các tuyển thủ thường phải lựa chọn giữa hai con đường. Hoặc bỏ học chấp nhận mạo hiểm thi đấu. Hoặc tiếp tục theo học một ngành nào đó có tương lai theo định hướng của gia đình.

Chấp nhận mạo hiểm có thể hàm chứa rất nhiều rủi ro cho tương lai. Nhưng có thể tương thưởng cho tuyển thủ khoản thu nhập mơ ước. Nó gấp nhiều lần một công việc ổn định bàn giấy.

Chẳng hạn, thần rừng Lê Quang ‘SofM’ Duy bỏ học từ năm lớp 9 và đã sang Trung Quốc thi đấu từ năm 18 tuổi. SofM là tuyển thủ hưởng lương cao nhất nền eSports Việt. Nó xấp xỉ khoảng 42 tỷ đồng/năm so với thời điểm kỷ lục lên tới 65 tỷ đồng/năm.

Khi chưa có nhiều sự lựa chọn cho việc học tập về eSports. Một số hợp tác đầu tiên đã xuất hiện như VIRESA; KeSPA trong việc thúc đẩy phát triển eSports ở Việt Nam.

Bài toán khó của sự phát triển eSports

Hướng đi chính yếu hiện nay của Hội Thể thao điện tử Giải trí Việt Nam (VIRESA) là thúc đẩy sự hình thành các CLB eSports ở trường đại học. Tuy nhiên, nó mới chỉ giải quyết được phần nào bài toán tìm kiếm và bồi đắp tài năng trẻ. Trong khi công tác đào tạo quản lý và trọng tài eSports vẫn chưa có lời giải đáp.

Vậy người học sẽ học eSports ở trường quốc tế hay các tổ chức sẽ tìm kiếm và đào tạo người lao động để làm việc trong lĩnh vực này? Đây sẽ là một bài toán dành cho những người ủng hộ sự phát triển của eSports. Muốn tiến một bước đưa thể thao điện tử Việt Nam lên chuyên nghiệp hóa.

Nguồn: ictnews.vietnamnet.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *