Đội Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và nhiều nước khác phản đối vòng loại World Cup đá tập trung, FIFA phải can thiệp

226
World Cup

Liên đoàn bóng đá Jordan phản đối việc tổ chức bóng đá tập trung ở Kuwait. Đội Jordan đứng thứ 3 bảng B với 10 điểm, bằng Kuwait nhưng nhỏ hơn về chỉ số điểm phụ. Đội tuyển Jordan coi Kuwait là đối thủ chính trong bảng đấu này. Do Australia quá mạnh nên Nepal và Trung Quốc sẽ không còn là thử thách lớn. Ở bảng G của UAE cũng xảy ra tình trạng tương tự. Malaysia, Thái Lan và Việt Nam đều có ý kiến ​​phản đối đá tập trung. Tuy nhiên, phản ứng mạnh mẽ nhất là ở Thái Lan và Malaysia. Thái Lan không thể cạnh tranh với UAE để giành quyền đăng cai, và ba trận còn lại còn hai trận.

Đội Việt Nam phản đối vòng loại World Cup đá tập trung

Đội Việt Nam phản đối vòng loại World Cup đá tập trung

Việc 8 bảng đấu thuộc vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á đá tập trung ở một địa điểm khiến nhiều đội tuyển quốc gia cảm thấy bị đánh mất lợi thế.

Theo đó, bảng A, B, C, D lần lượt tổ chức ở Trung Quốc, Kuwait, Bahrain, Saudi Arabia. Bảng E, F, G, H lần lượt tổ chức ở Qatar, Nhật Bản, UAE và Hàn Quốc.

Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đã đưa ra quyết định và thông báo rộng rãi tới các liên đoàn thành viên vào ngày 12/3. Tuy nhiên, tính đến lúc này, AFC vẫn đang vấp phải sự phản đối từ một số liên đoàn.

Iran, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Jordan, Uzbekistan là 6 cái tên được xác định trong nhóm phản đối việc tổ chức thi đấu tập trung. Nhóm này hy vọng AFC sẽ kích hoạt lại thể thức thi đấu sân nhà, sân khách như cũ.

Liên đoàn bóng đá Iran (IRIFF) phản đối dữ dội nhất

Trong nhóm kể trên, Liên đoàn bóng đá Iran (IRIFF) phản đối dữ dội nhất. Đội tuyển Iran đang đứng thứ 3 tại bảng C với 6 điểm sau 4 trận. Ở đợt giành quyền đăng cai tổ chức; Iran thất bại trước Bahrain, đối thủ đang xếp trên họ ở bảng C.

Không chỉ IRIFF phản đối; Uỷ ban Olympic Iran, Bộ Ngoại giao, Bộ Thanh niên và Thể thao cùng các cơ quan Chính phủ khác của Iran; cũng đưa ra khiếu nại thông qua những kênh khác nhau.

Trước phản ứng có tính “tổng lực” như vậy; AFC đã phải gửi thư và mời chủ tịch IRIFF tới gặp trực tiếp ông Salman Bin Ibrahim Al-Khalifa, chủ tịch AFC.

Bên cạnh Iran, Liên đoàn bóng đá Jordan cũng phản đối việc tổ chức đá tập trung ở Kuwait. Đội tuyển Jordan đang đứng thứ 3 ở bảng B với 10 điểm; ngang điểm với Kuwait nhưng kém chỉ số phụ. Đội tuyển Jordan xác định Kuwait là đối thủ chính cạnh tranh ở bảng này; bởi lẽ Australia quá mạnh còn Nepal và Đài Bắc Trung Hoa không phải thách thức.

Tình cảnh tương tự diễn ra ở bảng G tổ chức ở UAE. Malaysia, Thái Lan, Việt Nam đều có ý kiến phản đối. Tuy nhiên, phản ứng mạnh mẽ nhất là phía Thái Lan và Malaysia.

Thái Lan không thể cạnh tranh quyền đăng cai với UAE; trong khi còn hai trận đấu trên sân nhà trong 3 trận còn lại.

Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) quan tâm và thảo luận

Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) quan tâm và thảo luận

Phía Uzbekistan thì chia sẻ thông tin rằng; sự việc đang được Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) quan tâm và thảo luận. FIFA yêu cầu các quốc gia thảo luận với AFC. Nếu mâu thuẫn vẫn xảy ra, FIFA có thể huỷ kế hoạch tổ chức tập trung của AFC; nối lại việc thi đấu theo thể thức sân nhà, sân khách như cũ.

Tuy nhiên, việc tổ chức theo thể thức cũ ở châu Á đối mặt thách thức lớn từ dịch Covid-19. Nhiều quốc gia vẫn chưa kiểm soát được tình hình; và còn giữ nguyên lệnh cách ly tập trung với người nhập cảnh từ nước ngoài trong 14 ngày.

Khi mọi thứ chưa có gì thay đổi; VFF và HLV Park Hang-seo vẫn lên kế hoạch tập trung cho đội tuyển Việt Nam bình thường. Theo kế hoạch, đội tuyển Việt Nam hội quân từ ngày 10/5. Thầy trò HLV Park Hang-seo tập luyện tại Hà Nội, đến ngày 31/5 sẽ sang Dubai (UAE).

Đội tuyển Việt Nam lần lượt chạm trán Indonesia, Malaysia và UAE vào các ngày 7/6, 11/6 và 15/6.

World Cup

World Cup

World Cup là sự kiện thể thao thu hút sự quan tâm đông đảo nhất trên toàn thế giới (lượng người xem World Cup nhiều hơn cả Thế vận hội Olympic). Đây là giải đấu bóng đá quốc tế lớn nhất hành tinh và là giải thể thao siêu hấp dẫn nhất. FIFA cho hay đã có 906,6 triệu người theo dõi ít nhất một phút trận chung kết World Cup 2010 giữa Tây Ban Nha và Hà Lan qua truyền hình.

Con số này tăng lên gần một tỷ người nếu tính cả số người xem trực tuyến và xem tại các khu vực công cộng. Chi tiết hơn, có 530,9 triệu người ngồi theo dõi trận chung kết tại gia và có 619,7 triệu người xem ít nhất 20 phút hiệp phụ của trận đấu này. Lượng người xem tích lũy của tất cả các trận đấu của World Cup 2006 ước tính là 26,29 tỷ với ước tính 715,1 triệu người đã theo dõi trận chung kết giữa Pháp và Ý, một phần chín của toàn bộ dân số trên hành tinh.

Qua 21 lần (tính đến năm 2018) được tổ chức, đã có 8 đội tuyển quốc gia vô địch giải đấu này. Brasil là đội duy nhất tham dự đủ 21 vòng chung kết và hiện đang giữ kỷ lục 5 lần vô địch giải. Tiếp đó là Ý và Đức với 4 lần giành ngôi cao nhất. Argentina, Pháp và Uruguay cùng có 2 danh hiệu. Anh và Tây Ban Nha mỗi đội đều có một lần vô địch.

Nguồn: Soha.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *