Người dùng Việt sau khi kêu gọi tẩy chay ứng dụng có tên H&M One Team trên Facebook tiếp tục vào kho ứng dụng để đánh giá 1 sao cho ứng dụng này.
Ứng dụng H&M One Team trên Play Store dành riêng cho nhân viên H&M tại Hà Lan đã nhận hơn 700 đánh giá 1 sao từ phía người sử dụng. Người dùng tại Việt Nam đã tỏ ý tức giận sau khi có thông tin hãng cung cấp ứng dụng này đã sử dụng bản đồ có đường lưỡi bò phí pháp lan truyền trên mạng xã hội.
“Get out Vietnam” (Rời khỏi Việt Nam), “Tẩy chay H&M quyết tâm đánh sập ứng dụng này”, “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” là những lời bình luận trên Play Store cho ứng dụng H&M One Team – Employee App.
Mục lục
H&M – we love fashion bị đánh giá 1 sao
Một ứng dụng khác có tên H&M – we love fashion dành cho khách hàng cũng nhận nhiều đánh giá 1 sao, bình luận phản đối từ ngày 2/4. Thời điểm thông tin hãng này sửa bản đồ có đường lưỡi bò được chia sẻ rộng rãi.
Trong 2 ngày qua, fanpage của H&M Việt Nam cũng bị công kích. Hãng hận nhiều bình luận phản đối. Trên Facebook, nhiều nhóm “tẩy chay H&M” xuất hiện với hàng chục nghìn thành viên. Bình luận phản đối cũng tràn ngập trên tài khoản Instagram của thương hiệu.
Trên Twitter, những hashtag #Apologize_to_Vietnam (Hãy xin lỗi Việt Nam), #BoycottHM (Tẩy chay H&M) hay #TaychayHM cũng lọt top thịnh hành với hàng nghìn chủ đề thảo luận.
Không chỉ mạng xã hội, kết quả tìm kiếm các cửa hàng của H&M Việt Nam trên Google cũng hứng bão 1 sao. Khi tìm kiếm một cửa hàng H&M tại TP Thủ Đức, TP.HCM sẽ thấy hàng loạt bình luận như “Tẩy chay”, “Quá tệ”, “Hãy rời khỏi Việt Nam”. Số sao trung bình của cửa hàng này chỉ là 1,6 sao.
Hãng bị cáo buộc cưỡng bức lao động
Trên Wikipedia, lịch sử chỉnh sửa ghi nhận rằng trưa ngày 3/4. Trang của H&M có thêm dòng “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”. Hiện trang này đã được trả về trạng thái ban đầu.
Trước đó, H&M cũng bị phản đối khi đưa ra cáo buộc rằng đối tác của hãng tại Trung Quốc cưỡng bức lao động. Sau đó, truyền thông và người dùng Internet Trung Quốc đã tẩy chay H&M. Hiện tại, vị trí các cửa hàng H&M đã bị xóa khỏi bản đồ online của Trung Quốc.
Hiện website của H&M Việt Nam đăng dòng thông báo bằng tiếng Anh, tạm dịch: “Khi việc kinh doanh bình thường trở nên bất thường. Tình hình tại các cửa hàng của chúng tôi đang thay đổi liên tục. Thông tin mới nhất sẽ được cập nhật trên trang Facebook của chúng tôi”, hãng này viết.
Hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
Được biết, H&M vào Việt Nam từ năm 2017. Sau 3 năm kinh doanh tại Việt Nam. Hãng đã có 12 cửa hàng, trong đó, 5 cửa hàng ở Hà Nội, 4 ở TP.HCM, 3 ở Hạ Long, Đà Nẵng, Cần Thơ. Hoạt động kinh doanh cũng liên tục tăng trưởng tốt. Trong đó, doanh thu thuần năm 2019 của hãng tại Việt Nam là hơn 1.114 tỷ đồng. Hãng tăng mạnh so với mức 717 tỷ đồng năm 2018. Như vậy, trung bình người tiêu dùng Việt Nam đã bỏ ra ít nhất 3 tỷ đồng mỗi ngày cho hoạt động mua sắm của hãng thời trang Thụy Điển.
Riêng trong quý I/2021, hãng đạt hơn 386 tỷ đồng doanh thu, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2019. Hiện tại, làn sóng tẩy chay H&M tại Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu dịu xuống. Tất nhiên, đây cũng không phải lần đầu H&M đối mặt với sóng gió từ dư luận nói chung.
Nhiều hình ảnh khiến người dùng phẫn nộ
Đầu năm 2018, H&M đã sử dụng người mẫu nhí da đen mặc chiếc áo in dòng chữ “coolest monkey in the jungle” (chú khỉ ngầu nhất trong rừng). Bên cạnh đó là 2 mẫu nhí da trắng, một mặc áo hình thú không in chữ. Một mặc áo in hình hổ kèm dòng chữ “survival expert” (chuyên gia sinh tồn).
Những hình ảnh này khiến nhiều người phẫn nộ và cáo buộc hãng thời trang Thụy Điển phân biệt chủng tộc. H&M sau đó phải lên tiếng xin lỗi. Không những vậy, hãng trong năm 2018 còn chứng kiến tồn kho quần áo kỷ lục lên tới 4,3 tỷ USD do không bán được hàng. Nhiều ý kiến cho rằng, các thiết kế của H&M lỗi thời và không cạnh tranh được với các đối thủ khác trên thị trường.