Thành cổ Vinh – Minh chứng hào hùng của lịch sử dân tộc

229
thành cổ Vinh

Thành cổ Vinh là một địa danh có nguồn gốc lịch sử đặc biệt khi được chính vua Càn Long là người cho thiết kế và xây dựng vào năm 1804. Với vị trí địa lý thuận lợi cùng với bề dày lịch sử khiến cho nơi đây trở thành một đại danh nổi tiếng mà ai ai khi đặt chân đến xứ Nghệ đều muốn ghé thăm đến đây. Nơi đây còn là nơi được Bác lựa chọn để nói chuyện với người dân khi đặt chân về đây. Quả thực có rất nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng được lưu giữ tại đây. Để tìm hiểu những dấu mốc ấy là gì thì cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Tổng quan về thành cổ Vinh

Thành cổ Vinh, hay còn gọi là thành Nghệ An, là một trong không nhiều thành trì thời phong kiến còn lại dấu tích ở Việt Nam. Theo sách Đồng Khánh ngự lãm địa dư chí lược (Quốc sử quán triều Nguyễn), thành Nghệ An thuộc địa phận hai xã Yên Trường và Vĩnh Yên (tổng Yên Trường, huyện Chân Lộc). Ngày nay, khu thành cổ thuộc địa bàn ba phường: Quang Trung, Cửa Nam và Đội Cung, thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An).

Tổng diện tích

Thành cổ Vinh, còn gọi là thành cổ Nghệ An, thuộc địa phận thành phố Vinh. Thành được xây từ năm 1804 vào đời vua Gia Long, ban đầu thành xây bằng đất. Đến đời vua Minh Mạng, năm 1831 thành được nâng cấp, xây bằng đá ong với quy mô to lớn, kiên cố hơn. Thành có 6 cạnh, 6 góc, chu vi khoảng 2.520m. Trên mặt thành có bố trí các công trình quân sự chiến đấu.

thành cổ Vinh

Việc chọn đất và hướng xây thành dựa trên thuyết phong thủy phương Đông. Phía đông nam của thành là dãy núi Hồng Lĩnh gắn liền với huyền thoại 100 con chim phượng hoàng đi tìm tổ ấm, phía tây của thành là dãy Thiên Nhẫn với 999 đỉnh, phía trước mặt có dãy Lam Thành với ba ngọn Triều Khẩu, Phượng Hoàng, Nghĩa Liệt đứng kề ngã ba Tam Chế của sông Lam, làm tiền án, ngay phía trước mặt là sông Cồn Mộc quanh co đổ ra ngã ba Hạc làm tiền thủy.

Hướng các cửa ra vào

Tường thành cao 4,8m bao xung quanh có hào sâu và rộng. Lúc khởi công, triều đình nhà Nguyễn đã huy động 1.000 lính Thanh Hoá, 4.000 lính Nghệ An. Đến thời Tự Đức, khi nâng cấp phải lấy 8.599 phiến đá sò từ Diễn Châu và đá ong từ Nam Đàn, 4.848 cân vôi, 155 cân mật mía, với tổng kinh phí là 3.688 quan tiền – một số tiền khổng lồ lúc bấy giờ. Thành cổ Vinh có 3 cửa ra vào: cửa Tiền, cửa Tả, cửa Hữu, không có cửa Hậu.

Hướng các cửa ra vào

Cửa Tiền là cửa chính hướng về phía nam, cửa để vua ngự giá, các quan trong lục bộ triều đình và tổng đốc ra vào. Cửa Tả hướng về phía đông, cửa Hữu hướng về phía tây. Muốn đi qua các cửa đều phải qua một cái cầu. Bên trong, công trình lớn nhất là hành cung, phía đông hành cung có dinh thống đốc, phía nam có dinh bố chánh, án sát, dinh lãnh binh, dinh đốc học, phía bắc có trại lính và nhà ngục. Sau này phía tây có nhà giám binh người Pháp. Toàn bộ thành được trang bị 65 khẩu thần công, 47 khẩu đặt ở các vọng gác, số còn lại tập trung ở hành cung và dinh thống đốc.

Các dấu mốc lịch sử tại thành cổ

Thành cổ Vinh có hào nước trong xanh rộng 28m, sâu 3,2m; hai bên bờ hào được ghép đá để chống xói lở. Trong hào thành người dân thả sen để hàng năm cống nạp triều đình. Hệ thống hào của thành cổ Vinh được nối liền với sông Vĩnh (sông Cửa Tiền) bằng một con ngòi rộng 2m, sâu 1,6m, đáy rộng 1,2m. Hào được đào sát phía ngoài thành để lấy đất đắp lũy bờ thành, đồng thời làm thành hệ thống bảo vệ bên ngoài để tăng thêm sự khó khăn cho đối phương khi tấn công.

Mục đích xây dựng

Thành Vinh được xây dựng nhằm tạo ra một trung tâm chính trị, quân sự, vừa là một công trình phòng thủ của tỉnh Nghệ An. Nhưng chế độ phong kiến nhà Nguyễn đang trên con đường suy vong; thành Vinh chưa phát huy được vai trò tích cực theo ý đồ thiết kế. Nơi đây sớm thành trung tâm chống đối các phong trào yêu nước, đã trở thành chứng tích của một thời kỳ bi thương mà hào hùng của nhân dân Nghệ An.

Mục đích xây dựng thành Vinh

Thành Vinh xây dựng được một thời không lâu thì vào năm 1818; thủ lĩnh Hầu Tạo đã đưa nghĩa quân tiến vào trong thành làm cho tầng lớp thống trị hoảng sợ. Năm 1858, trước họa xâm lăng của thực dân Pháp; thành Vinh được tổng đốc Võ Trọng Bình củng cố sẵn sàng chống lại quân xâm lược. Nhưng triều đình nhà Nguyễn theo đối sách chủ hòa; ra lệnh điều Võ Trọng Bình đi nơi khác. Tháng 7-1885, quân Pháp do viên đại tá Bô Mông làm chỉ huy đánh vào thành Vinh; sau mấy phát đại bác uy hiếp, thành Vinh dễ dàng rơi vào tay thực dân Pháp.

Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh

Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành Vinh, nơi có nhà lao Vinh, lại chứng kiến sự đấu tranh kiên cường, bất khuất của hàng trăm chiến sĩ cộng sản và sự đàn áp tàn bạo của thực dân Pháp.

dấu mốc lịch sử tại thành cổ Vinh

Tối ngày 13-1-1941, Đội Cung xuất phát từ đồn Rạng, Thanh Chương kéo quân lên tiến công; chiếm được đồn giặc Pháp ở Đô Lương. Rồi tổ chức lực lượng tiến thẳng về Vinh; tiến công vào doanh trại lính Pháp đang đóng trong thành Vinh. Nhưng việc không thành, thành Vinh lại chứng kiến sự hy sinh anh dũng của Đội Cung và cộng sự. Và ngày 20-8-1945, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Nghệ An; quân và dân địa phương đã ồ ạt tiến công vào giải phóng thành Vinh.

Thành Vinh gắn liền với nhiều biến cố của lịch sử, sự phá hoại của chiến tranh. Giờ đây di tích thành Vinh hầu như là phế tích, chỉ còn lại 3 cổng thành và khu hồ bao quanh. Gần đây thành cổ Vinh đang được tu tạo lại để xứng đáng với vị thế lịch sử của mình; trở thành điểm tham quan du lịch.

Nguồn: lendang.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *