Những thông tin về hồi tràng và chế độ dinh dưỡng tốt cho tiêu hóa

232
Chế độ ăn tốt cho hệ tiêu hóa

Bệnh về đường tiêu hóa là một kiểu bệnh khiến bất cứ ai cũng cảm thấy đau đớn và khó chịu. Chẳng những thế mà chế độ ăn uống bình thường của bạn cũng sẽ trở nên “bất bình thường” nếu bạn mắc phải bệnh về đường tiêu hóa. Bởi những quy tắc liên quan đến thức ăn cần được quản lý vô cùng nghiêm ngặt. Bạn biết rồi đấy, đau chỗ nào thì phải nhẹ nhàng mà chăm chỗ đấy. Bởi nếu cẩu thả chỉ có thể khiến cho bản thân mình chịu nhiều đau đớn hơn thôi. Mà trong hệ tiêu hóa, hồi tràng cũng đóng một vai trò khá quan trọng và không thể xem nhẹ được.

Việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, bồi bổ và dưỡng tốt các bộ phận trong hệ tiêu hóa sẽ làm cơ thể bạn được thoải mái hơn. Tránh được các vấn đề lặt vặt xung quanh và các bệnh lý nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa. Bài viết lần này Địa Ốc Vinh sẽ tổng hợp và cung cấp đến bạn đọc những thông tin liên quan đến hồi tràng và những bí kíp để bạn có thể bồi bổ; mà không cần quá lo lắng đến các vấn đề về hồi tràng hay đường tiêu hóa của mình nhé.

Bạn có biết hồi tràng là gì không?

Những người mắc các vấn đề về tiêu hoá hoặc hồi tràng cần xây dựng 1 chế độ ăn uống lành mạnh. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể và ngăn ngừa các bệnh lý tiêu hoá nguy hiểm.

Hệ tiêu hóa

Vị trí và cấu trúc của hồi tràng

Thực tế, rất ít người biết “hồi tràng là gì?”. Đây là phần đoạn sau của hỗng tràng và tá tràng. Nó chiếm khoảng 1 nửa chiều dài dưới của ruột non. Trong cơ thể, hồi tràng sẽ được nối với đại tràng thông qua van hồi manh tràng.

Về mặt cấu trúc; hồi tràng bao gồm 4 lớp giống như trong đường dạ dày – ruột của cơ thể con người. Mặt ngoài hồi tràng là 1 hệ thống phúc mạc cung cấp các mạch máu. Bên trong hồi tràng đóng vai trò vận chuyển thức ăn được tiêu hoá đi dọc theo các lớp niêm mạc, ruột cũng như lớp lót.

Chức năng của hồi tràng

Chức năng chính của hồi tràng là hấp thụ các axit mật, vitamin B12 và bất kỳ sản phẩm tiêu hoá nào chưa được hấp thụ bởi hỗng tràng. Hồi tràng thường dễ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sức khoẻ sau:

  • Bệnh lao.
  • Bệnh Crohn.
  • U thần kinh nội tiết.
  • Bệnh ung thư máu, ví dụ như lymphoma.

Phải làm sao để có chế độ ăn uống không gây hại cho hồi tràng?

Nhu cầu ăn uống cũng như những thực phẩm mà cơ thể bạn dung nạp được sẽ phụ thuộc vào mức độ khỏe mạnh của hồi tràng. Đối với những người vừa trải qua phẫu thuật; ruột cần 1 khoảng thời gian nhất định để thích nghi. Do đó, loại và lượng thức ăn mà cơ thể người bệnh tiêu thụ sẽ đóng 1 vai trò quan trọng.

Ngũ cốc nguyên hạt

Dưới đây là các bước giúp bạn có 1 chế độ ăn uống tốt cho hồi tràng cũng như hệ tiêu hoá sau khi phẫu thuật

Bước 1: Chế độ ăn uống với ít thức ăn thô

Vài tuần đến 1 tháng đầu tiên sau khi phẫu thuật, bạn nên có chế độ ăn uống với ít thức ăn thô. Điều này sẽ giúp cho ruột có thời gian để chữa lành và ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn do sưng tấy. Những thực phẩm thô thường bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau sống.

Bước 2: Bổ sung các thực phẩm trở lại 1 cách từ từ

Bổ sung các thực phẩm trở lại 1 cách từ từ để xem phản ứng của cơ thể. Chú ý ăn đều đặn, chậm và nhai kỹ. Tránh bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều thức ăn cùng 1 lúc. Những nguyên tắc này sẽ giúp cho hồi tràng của bạn tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn; giảm khí và kiểm soát tốt tần suất đại tiện.

Bước 3: Ăn uống như bình thường

Sau 1 khoảng thời gian thích hợp, bạn có thể áp dụng chế độ ăn uống như bình thường. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu những loại thực phẩm tốt cho tiêu hoá hoặc có tác dụng nhuận tràng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến cáo bạn nên tránh tiêu thụ các đồ uống có ga, sử dụng ống hút, thuốc lá hoặc nhai kẹo cao su. Vì chúng có xu hướng làm tăng chất khí trong cơ thể.

Bước 4: Điều chỉnh chế độ ăn uống sau khi theo dõi

Bạn cũng nên thực hiện 1 số thay đổi trong chế độ ăn uống nếu phân có dấu hiệu rất đặc. Thực phẩm có tác dụng làm loãng phân bao gồm: Nước táo, nước ép nho hoặc mận; rau nấu chín và các loại trái cây đóng hộp.

Nước ép táo

Bước 5: Lưu ý các loại thức ăn gây táo bón

Thận trọng với các loại thức ăn dễ gây ra tình trạng táo bón. Chẳng hạn như chuối, nước sốt táo, gạo, bơ đậu phộng và pho mát. Nên uống ít nhất từ 8 – 10 cốc nước vào mỗi ngày; bao gồm nước lọc, nước ép rau củ hoặc nước canh; nhưng không nên tiêu thụ quá nhiều cùng 1 thời điểm. Để bổ sung thêm chất điện giải, bạn có thể uống các dung dịch điện giải dành cho trẻ em. Chẳng hạn như Ceralyte, Pedialyte hoặc các đồ uống thể thao.

Trong trường hợp, nếu những thay đổi lối sống trên không mang lại hiệu quả; bạn nên đến khám bác sĩ tiêu hoá hoặc trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để tìm biện pháp khắc phục phù hợp.

Nguồn: vinmec.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *