Nguyên nhân và lời khuyên của bác sỹ dành cho bệnh nhân sỏi tiết niệu

193

Sỏi tiết niệu là một trong số nhiều loại bệnh nguy hiểm. Một khi hệ thống này gặp vấn đề sẽ khiến cho cơ thể bị “nặng nề”. Bởi cơ thể chúng ta không thể tự đào thải các chất thừa, chất độc hại ra bên ngoài. Khi chúng tích tụ lâu dần sẽ khiến các cơ quan bên trong bị trì trệ, cơ thể mệt mỏi, không còn linh hoạt như trước đây.

Tại sao chúng ta lại mắc sỏi tiết niệu? Nguyên nhân của tình trạng này có thể do chế độ ăn uống, cách sinh hoạt, môi trường,… Vì vậy, chúng ta cần phải có hiểu biết cẩn thận về căn bệnh này để có những trang bị cơ chế phòng và chống bệnh tốt hơn. Một vài lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia sau đây hy vọng sẽ giúp bạn chiến đấu với căn bệnh này.

Nguyên nhân

Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy sự hình thành sỏi tiết niệu liên quan tới nhiều nguyên nhân: tình dục, độ tuổi, môi trường địa lý, thói quen ăn uống, điều kiện dinh dưỡng và các yếu tố khác và thường do sự phối hợp của nhiều nguyên nhân như: uống ít nước, bổ sung canxi không đúng cách, rối loạn chuyển hóa, di truyền.

Có 5 loại sỏi tiết niệu:

Sỏi canxi oxalate: hình thành do sự bài tiết nhiều chất canxi và oxalate.

Sỏi canxi phosphate: được hình thành khi trong nước tiểu chứa nhiều chất canxi và Alkline, tức là nước tiểu có nồng độ pH cao.

Sỏi tiết niệu có nhiều loại và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh

Sỏi axit uric: hình thành do axit trong nước tiểu. Một chế độ ăn nhiều chất purines (có trong thức ăn giàu chất đạm như thịt, cá, tôm, cua,…) có thể làm tăng lượng axit uric trong nước tiểu. Nếu axit uric tập trung trong nước tiểu, chính axit uric hoặc nó cùng với canxi sẽ hình thành nên sỏi tiết niệu.

Sỏi Struvite: là do nhiễm trùng thận. Việc bài tiết qua đường nước tiểu có thể ngăn ngừa sỏi struvite.

Sỏi cystine: do sự rối loạn mang tính di truyền, sự rối loạn này gây ra rò rỉ cystine từ thận vào nước tiểu tạo ra những thể kết tinh rồi dẫn tới hình thành sỏi.

Những ai dễ bị sỏi tiết niệu?

Từ nguyên nhân gây nên sỏi tiết niệu, có thể thấy những người dễ mắc sỏi tiết niệu gồm:

  • Những người có bất thường bẩm sinh đường tiết niệu.
  • Gia đình có người mắc sỏi tiết niệu.
  • Bản thân từng trải qua can thiệp đường tiết niệu.
  • Bị viêm đường tiết niệu nhiều lần.
  • Người uống ít nước, đặc biệt là người cao tuổi.
  • Người nằm bất động lâu ngày.
  • Người bị mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa (toan chuyển hóa mạn, tăng canxi niệu,…).
  • Đang sử dụng một số thuốc.
  • Người lao động trong môi trường nóng bức.
  • Người có thói quen thường xuyên nhịn tiểu.

Triệu chứng khi mắc sỏi tiết niệu?

Tùy vị trí sỏi hình thành mà có các biểu hiện khác nhau. Ban đầu có thể bạn sẽ không thấy có triệu chứng (chỉ phát hiện sỏi khi đi khám). Những nếu để lâu, các triệu chứng sẽ thường xuyên và rầm rộ hơn. Nhìn chung bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng sau:

Triệu chứng của sỏi tiết niệu

  • Đau: là biểu hiện hay gặp nhất, hay gặp ở vùng thắt lưng. Đau âm ỉ kéo dài hoặc thành cơn dữ dội, lan ra phía trước, xuống vùng bẹn sinh dục. Cơn đau có thể xuất hiện tự nhiên, nhưng thường sau vận động gắng sức, cơn đau kéo dài vài phút, có thể tự hết hoặc cần sự hỗ trợ của thuốc.
  • Bất thường về đi tiểu: bệnh nhân có thể đái buốt (đái buốt cuối bãi đái hay đái buốt toàn bộ bãi đái), đái ngắt ngừng (đang tiểu bỗng nhiên bị ngừng lại, thay đổi tư thế lại tiểu được tiếp), đái khó, bí đái hoàn toàn, đái đục, đái máu (có thể nước tiểu có màu hồng đỏ hoặc chỉ phát hiện được hồng cầu trong nước tiểu nhờ xét nghiệm).
  • Bệnh nhân có thể có sốt do nhiễm khuẩn.

Cần phải làm gì?

Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy rằng sự hình thành sỏi tiết niệu liên quan tới nhiều nguyên nhân: tình dục, độ tuổi, môi trường địa lý, thói quen ăn uống, điều kiện dinh dưỡng và các yếu tố khác và thường do sự phối hợp của nhiều nguyên nhân như: uống ít nước, bổ sung canxi không đúng cách, rối loạn chuyển hóa, di truyền… Vì vậy, để có hiệu quả ngăn chặn sự tái phát của sỏi tiết niệu là rất quan trọng. Trong số những yếu tố trên, chế độ ăn uống liên quan nhiều tới sự hình thành hoặc ngừa bệnh.

Việc phân tích chính xác thành phần sỏi cung cấp các đầu mối quan trọng để tiếp tục khám phá các nguyên nhân gây sỏi và cũng là quan trọng cho việc cung cấp chế độ ăn uống sinh hoạt.

Đối với bệnh nhân sau phẫu thuật sỏi, chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp cho tỷ lệ tái phát của bệnh giảm xuống đến 10% sau 5 năm. Tùy theo từng loại sỏi tiết niệu mà có chế độ ăn cụ thể.

Thực phẩm cho người mắc sỏi canxi oxalate

Canxi từ thực phẩm sẽ không tăng nguy cơ bị sỏi canxi oxalate. Canxi trong bộ máy tiêu hóa gắn kết với oxalate từ thực phẩm và ngăn nó đi vào máu, ngăn nó vào bộ máy tiết niệu nơi mà nó có thể hình thành sỏi. Người bị sỏi canxi oxalate nên bổ sung 800mg canxi trong khẩu phần ăn uống mỗi ngày. Điều này không chỉ để ngăn ngừa sỏi tiết niệu mà còn tốt cho xương. Một cốc sữa ít chất béo có chứa hàm lượng 300mg canxi. Một số sản phẩm về sữa khác như sữa chua cũng chứa hàm lượng canxi cao. Chúng ta nên bổ sung canxi bằng cách lựa chọn những thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn uống. Thuốc bổ sung canxi sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi canxi oxalate nếu không được dùng với thực phẩm.

Thực phẩm dành cho người bị sỏi tiết niệu

Nạp đủ lượng canxi từ thực phẩm hoặc uống bổ sung canxi kết hợp thực phẩm. Cắt giảm khẩu phần ăn uống chứa natri. Cắt giảm thành phần ăn chứa protein như thịt, trứng, cá.

Tránh thực phẩm chứa nhiều oxalate như rau chân vịt (spinach), cây đại hoàng (rhubarb), hạnh nhân (nuts), bột lúa mì (wheat bran). Bởi vì những loại thực phẩm này có thể làm tăng lượng oxalate trong nước tiểu. Tại đây chúng kết hợp với canxi hình thành nên sỏi canxi oxalate.

Thực phẩm cho người mắc sỏi canxi phosphate

Cắt giảm khẩu phần ăn uống chứa natri. Cắt giảm thành phần ăn chứa protein động vật. Nạp đủ lượng canxi từ thực phẩm hoặc uống bổ sung canxi kết hợp thực phẩm.

Thực phẩm cho người mắc sỏi axit uric

Hạn chế protein động vật. Chúng ta nên cắt giảm thực phẩm có chứa sodium để giảm hàm lượng canxi trong nước tiểu. Vì sodium thông thường là muối, là nguyên nhân khiến thận bài tiết nhiều canxi trong nước tiểu. Sự tập trung nhiều canxi, oxalate và phosphorus trong nước tiểu sẽ hình thành sỏi.

Tránh ăn nhiều thịt và protein động vật trong trứng, cá, tôm, cua… có chất purine. Chất này có thể làm tăng nồng độ axit uric trong nước tiểu.

Lời khuyên thầy thuốc

Ngoài những việc trên thì uống đủ nước mỗi ngày là cách tốt nhất để ngăn ngừa hầu hết các loại sỏi tiết niệu.

Lượng nước mỗi một người cần uống tùy thuộc vào thời tiết và mức độ hoạt động cơ thể. Những người lao động chân tay hoặc vận động thể dục thể thao dưới thời tiết nóng cần uống nhiều nước hơn để bù đắp lượng nước tiêu hao khi ra mồ hôi. Tùy thuộc vào lượng nước tiểu một ngày mà chúng ta điều chỉnh lượng nước cần uống. Nếu lượng nước tiểu quá ít, chúng ta cần uống nhiều nước hơn.

Mỗi người uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Người bị sỏi cystine cần uống nhiều hơn. Mặc dù nước là tốt nhất nhưng một số loại đồ uống khác cũng giúp ngăn ngừa sỏi tiết niệu, ví dụ như nước hoa quả. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng nước hoa quả như chanh và cam sẽ chống sỏi tiết niệu bởi vì chúng có chứa axit citric, axit này ngăn chặn sự kết tinh trong quá trình hình thành sỏi.

Sỏi tiết niệu không những ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà cuộc sống của những người xung quanh cũng bị tác động. Một tâm trạng tốt cùng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bạn đẩy lùi hiệu quả căn bệnh này. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *