Mối quan hệ của carbs, chất xơ và bệnh tiểu đường

235
Mối quan hệ của carbs, chất xơ với người bệnh tiểu đường là gì?

Tình hình tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới ngày càng tăng là hồi chuông báo động cho thói quen ăn uống bất cần của con người hiện tại. Sức khoẻ là thứ quan trọng mà mỗi người cần phải biết trân trọng và bảo vệ. Bạn chỉ có một cuộc sống trên thế giới này. Đừng để những ngày tháng sống trở thành địa ngục khi phải dùng nó để đối phó với bệnh tật. Vậy xây dựng chế độ ăn khoa học ngay từ bây giờ là vô cùng quan trọng. Nhưng để xây dựng được, trước đó chúng ta cần biết rõ ràng về carbs, chất xơ và bệnh tiểu đường.

Mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường, tinh bột và chất xơ đã không còn là gì quá xa lạ đối với những người đã mắc căn bệnh mạn tính này. Dù biết quy tắc hạn chế tinh bột, tăng cường nạp chất xơ để kiểm soát tốt bệnh là phương châm điều trị tiểu đường nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi rằng tại sao lại như thế không? Thực ra nó còn có những gì cần lưu ý xung quanh căn bệnh mạn tính nguy hiểm này mà bạn chưa biết? Cùng Địa Ốc Vinh tìm hiểu qua bài viết này ngay sau đây nhé.

Carbs là chìa khóa trong quá trình điều trị tiểu đường

Theo dõi chế độ ăn cho người mắc bệnh tiểu đường thường được chú ý đến carbohydrate. Bởi vì chúng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Tuy nhiên, ăn quá ít carbohydrate cũng có thể làm cho lượng đường trong máu giảm quá thấp. Để xây dựng khẩu phần ăn phù hợp với người mắc bệnh này, nên trao đổi với bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn chi tiết.

Carbs là gì và có vai trò thế nào trong cơ thể con người?

Cùng với protein và chất béo, carbs là một trong ba chất dinh dưỡng chính được tìm thấy trong thực phẩm có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vì thế, Carbs nên là một phần của chế độ ăn lành mạnh cho tất cả mọi người, kể cả bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, carbs được tìm thấy trong các thực phẩm như bánh mì, trái cây và kẹo có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu của cơ thể. Cho nên, đối với những thực phẩm này cần theo dõi lượng tiêu thụ vào cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Carbs là gì?

Carbs và đường máu có mối quan hệ như thế nào?

2 dạng chính của carbs là đường và tinh bột. Các loại đường bao gồm fructose (đường trong trái cây và một số đồ nướng), glucose (đường trong cơ thể cũng có trong một số thực phẩm như bánh, bánh quy và nước ngọt), đường sữa. Còn các loại tinh bột bao gồm như rau các loại, khoai tây, ngô, đậu hà lan, ngũ cốc, bánh mì.

Cơ thể sẽ phá vỡ hoặc chuyển hoá hầu hết carbs thành glucose và được hấp thụ vào máu. Khi nồng độ glucose trong máu tăng, tuyến tụy sẽ giải phóng hormone insulin. Insulin cần thiết để vận chuyển glucose từ máu đi vào tế bào – để sử dụng làm nguồn năng lượng.

Ở những người mắc bệnh tiểu đường, tuyến tụy không tạo ra đủ insulin (bệnh tiểu đường type 1). Hoặc cơ thể không phản ứng bình thường với insulin được tạo ra (bệnh tiểu đường type 2). Trong cả hai bệnh tiểu đường glucose không thể vào các tế bào một các bình thường, do mức đường trong máu quá cao.

Chất xơ có phải là một loại carbs?

Carbs có thể là một phần của chế độ ăn lành mạnh. Đối với mọi người bao gồm cả những người mắc bệnh tiểu đường; một số thực phẩm có chứa carbohydrate có nhiều lợi ích sức khỏe hơn những gì mọi người vẫn thường nghĩ.

Các loại thực phẩm chứa carbs tốt và không tốt

Thực phẩm nguyên hạt, rau, kẹo và soda đều có carbohydrate. Tuy nhiên, trái cây, rau và thực phẩm ngũ cốc thường tốt hơn cho sức khoẻ so với các thực phẩm như đường, kẹo, soda. Đơn giản vì chúng cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Mặt khác, những thực phẩm chứa carbs như đồ ăn nhẹ có đường thường chứa calo rỗng nên sẽ làm cho khẩu phần ăn thiếu giá trị dinh dưỡng. Thêm vào đó, ăn nhiều thực phẩm chứa calo rỗng sẽ gây ra bệnh thừa cân, béo phì.

Chất xơ là một loại carbs không làm tăng lượng đường trong máu. Hầu hết mọi người đều cần chất xơ vì nó giúp mang lại cảm giác no và giữ cho hệ thống tiêu hoá hoạt động trơn tru hơn. Các chuyên gia cho rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên được cung cấp nhiều chất xơ hơn so với người bình thường. Nguyên nhân là để giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Hơn nữa, chất xơ còn có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL).

Chất xơ có phải là chứa carbs không?

Các loại thực phẩm bổ sung chất xơ – một loại carbs

Một số thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có chứa chất xơ; như: Rau quả tươi, đậu khô, đậu Hà Lan, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc, bánh quy giòn, gạo lứt, sản phẩm cám, các loại hạt.

Mặc dù lựa chọn thực phẩm cung cấp chất xơ hàng ngày cho cơ thể là tốt. Nhưng nếu cần thiết vẫn cần bổ sung thêm chất xơ chẳng hạn như psyllium và methylcellulose. Tăng lượng chất xơ một cách từ từ sẽ giúp ngăn ngừa tạo khí và chuột rút.

Các loại chất xơ

Chất xơ thường được coi là khó tiêu và được phân loại thành chất xơ hoà tan trong nước và chất xơ không hoà tan trong nước.

Chất xơ không hòa tan trong nước có liên kết hoặc hút nước có trạng thái nhớt và được thêm số lượng lớn vào phân. Sự trương nở của chất xơ này giúp duy trì chức năng ruột hoạt động bình thường. Nó như một nhân tố cọ rửa trong ruột. Còn chất xơ hoà tan trong nước sẽ phân huỷ vào trong nước và bị biến đổi bởi các vi khuẩn trong ruột.

Chất xơ trong cơ thể hoạt động như thế nào?

Tất cả các chất xơ có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường và chất béo từ thực phẩm. Do đó, nó giúp ngăn ngừa sự tăng đột biến của lượng đường trong máu và mỡ trong máu sau khi ăn. Đồng thời nó còn có thể làm giảm phản ứng viêm với thực phẩm. Chất xơ cũng có thể ngăn chặn sự hấp thụ của một số chất béo và cholesterol cùng nhau; làm giảm mức chất béo trung tính và cholesterol trong máu.

Chất xơ không hề khó tiêu hóa

Nói chất xơ khó tiêu là hoàn toàn không hợp lý. Mặc dù cơ thể không sản xuất các enzyme cần thiết để tiêu hóa nhiều chất xơ được đưa vào trong chế độ ăn. Nhưng nhiều loại vi khuẩn tồn tại trong ruột có thể phá vỡ hoặc lên men chất xơ có lợi cho các vi khuẩn. Các vi khuẩn sống trong ruột có các chức năng quan trọng đối với sức khỏe, Bao gồm giúp duy trì sự hấp thụ chất dinh dưỡng bình thường; chức năng miễn dịch và chức năng ruột. Chất xơ cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho vi khuẩn sống và phát triển. Và vì vậy chúng được gọi là tiền sinh học. Ví dụ về chất xơ tiền sinh học là fructooligosacarit (FOS).

Chất xơ hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa

Có vai trò quan trọng trong các chức năng giải độc

Chất xơ – một loại carbs – quan trọng hơn nữa trong các chức năng giải độc của cơ thể. Bởi vì, cơ thể liên tục chuyển hóa hormone dư thừa, thuốc men; thành phần thực phẩm tổng hợp và độc tố môi trường. Phần lớn quá trình giải độc này xảy ra ở gan. Khi gan giải độc các chất này, các sản phẩm cuối cùng thường được loại bỏ trong mật. Và một chất lỏng được tạo ra trong gan và được tiết qua túi mật vào đường ruột.

Khi cơ thể được cung cấp một chế độ ăn nhiều chất xơ. Chất xơ từ các bữa ăn sẽ liên kết các độc tố này và cho phép loại bỏ các chất thải này ra khỏi cơ thể. Trong trường hợp, không có nhiều chất xơ trong chế độ ăn, những chất độc này có thể được tái hấp thu. Sau đó quay trở lại gan và cần được xử lý lại. Yêu cầu gan xử lý lại các độc tố này đòi hỏi nhiều năng lượng hơn; có thể dẫn đến mức độ cao hơn của các chất độc này trong máu.

Lượng chất xơ cần thiết trong khẩu phần ăn

Vậy chất xơ nên ăn với lượng bao nhiêu trong khẩu phần ăn hàng ngày? Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) khuyến nghị; người trưởng thành nên ăn 21-28 gam chất xơ mỗi ngày. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh tiểu đường thì hàm lượng này tăng cao hơn. Thường khoảng 35-40 gram chất xơ mỗi ngày. Lưu ý nên tăng lượng nước uống khi tăng lượng chất xơ để tránh táo bón. Vì tác dụng liên kết nước các các chất xơ không hòa tan trong nước.

Nguồn: vinmec.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *