Vô vàn hàng giả, hàng nhái được bày bán trên livestream

220
Vô vàn hàng giả, hàng nhái được bày bán trên livestream

Với sự phát triển của công nghệ, người bán hàng từ cá nhân đến doanh nghiệp ngày càng ưa chuộng sử dụng hình thức bán hàng livestream; với mục đích để quảng cáo trực tiếp và rao bán các sản phẩm như quần, áo, giày dép, nhà, đất với giá “cực hạt dẻ”…

Thời gian gần đây, nhiều hãng mỹ phẩm cũng lên tiếng cảnh báo hàng loạt trang Facebook giả mạo; có giao diện giống trang thật 100%. Hàng của người bán sử dụng để phát trực tiếp có giá rẻ hơn từ 30 đến 50% với giá thật. Chính vì vậy đã thu hút nhiều người theo dõi và mua hàng.

Việc bán hàng thông qua các chương trình phát sóng trực tiếp không có gì mới; chỉ gần đây nó mới thực sự phát triển mạnh và thu hút sự chú ý của mọi người. Khi dịch COVID-19 bùng nổ, mọi người ở nhà trong khoảng thời gian giãn cách. Vì vậy, nhu cầu xem các chương trình phát sóng trực tiếp tăng cao. Đây được coi như là cơ hội vàng của các người buôn hàng kém chất lượng. Người mua dễ dàng bị cuốn hút bởi các nội dung này và đưa ra các quyết định mua hàng sai lầm.

Phát hiện “lò” livestream khủng tại Lào Cai

Nhiều mặt hàng được bán livestream (phát hình trực tiếp trên mạng) có chất lượng trung bình hoặc thấp; không ít sản phẩm là hàng lậu, hàng giả đội lốt hàng hiệu. Tháng 7 năm ngoái, nhiều “tín đồ” hàng hiệu hoang mang khi cơ quan chức năng đưa ra ánh sáng “lò” livestream bán hàng “khủng” tại Lào Cai. Gọi là “lò” bởi chủ nhân của nó kinh doanh hàng chục nghìn sản phẩm với các nhãn hiệu nổi tiếng như Burberry, Nike, Adidas, LV, Chanel, Gucci … nhưng sự thật đều là hàng nhái. Tại kho hàng không rõ nguồn gốc có diện tích hơn 10.000 m2; có nhiều máy móc livestream và hàng chục người đang ngồi chốt đơn, gửi hàng đi khắp cả nước, thu lợi hàng chục tỷ đồng mỗi tháng.

không ít sản phẩm là hàng lậu

Hơn 30 ngàn sản phẩm không rõ được phát hiện

Ngày 22/2, cơ quan chức năng ở Đồng Nai phát hiện 20 người đang livestream bán hàng trong một kho hàng rộng 600m2. Hàng hoá phần lớn được gắn mác là từ Mỹ nhưng không có hoá đơn, chứng từ. Ngày 18/3, cơ quan chức năng tỉnh Nam Định triệt phá kho hàng nhái Hermès, LV, Chanel lớn nhất miền Bắc ở xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản. Theo lực lượng quản lý thị trường tỉnh này, gần 30 nghìn sản phẩm (ước tính trị giá 6 tỷ đồng) không có nguồn gốc. Chủ kho hàng này mở hàng chục tài khoản mạng xã hội để livestream bán hàng; và dùng dịch vụ chuyển phát nhanh để vận chuyển.

triệt phá kho hàng nhái Hermès, LV, Chanel

“Cuối cùng, tiền thật về tay kẻ kinh doanh bất lương, hàng giả, hàng lậu đến tay người tiêu dùng; còn nhà nước thất thu thuế”; một cán bộ Chi cục Thuế Đồng Nai nói về tình trạng bán hàng bằng hình thức livestream hiện nay.

Livestream bán quần áo, mỹ phẩm, túi xách, giày dép, thực phẩm, thuốc men… xuất hiện ngày càng dày đặc. Người tiêu dùng được khuyến cáo cẩn trọng khi mua hàng qua livestream nếu không biết rõ người bán, chất lượng hàng hóa…

Livestream với nội dung không lành mạnh

Một đoạn livestream bỗng dưng nhảy vào trang Facebook bất kỳ; và streamer (người thực hiện livestream) thao thao bất tuyệt không ngưng nghỉ: “Nào các chị em, mua ngay đi; bộ quần áo ở nhà chuẩn và chảnh chưa từng có, đẹp từng đường chỉ, kẽ quần. Giá chỉ 40.000 đồng/bộ; mua 3 bộ còn 100.000 đồng. Để số điện thoại ngay dưới phần bình luận để mua được giá tốt, hàng được giao tận nhà ngay và luôn!”.

Chỉ sau 20 phút, khi số lượng người xem tăng dần; để chứng minh cho sự mềm mại như lụa của chiếc áo, streamer này bỗng cởi nửa ngực áo rồi chỉ vào “độ rũ” của cánh áo: “Đấy, các bạn thấy không, mềm mại như cánh hoa”… Vừa nói streamer đảo bộ áo quần liên tục, trên dãy móc 20 màu khác nhau. Đoạn livestream kết thúc sau hơn 1 giờ với gần 400 bình luận.

Nguồn: cafef.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *