Khan hiếm nguồn nhân công thu hoạch tiêu chín
Khác với việc thu hoạch các loại nông sản khác, việc thu hái tiêu rất “kén” nhân công thu hoạch. Bên cạnh việc tìm hiểu kỹ thuật thu hoạch, người làm cũng cần lưu ý để đảm bảo an toàn trong quá trình thu hoạch. Vì để thu hoạch các hạt tiêu từ độ cao trên 4m là rất khó khăn. Chị H’Ri Kbuôr (một người hái ở thị trấn Ea M’nang, huyện Cư M’gar) cho biết, năm nay nhiều người thuê hái nhưng vợ chồng chị ưu tiên nhận người quen trước. Công việc này tuy vất vả, nguy hiểm nhưng bù lại cũng cho thu nhập đáng kể. Mùa thu hoạch tiêu thường kéo dài hơn 1,5 tháng, vợ chồng chị hầu như không có ngày nghỉ. Sau mỗi vụ thu hoạch tiêu, vợ chồng chị có khoảng 20 triệu đồng tiền sinh hoạt.
Theo tính toán của nông dân, trung bình phải cần từ 100 đến 120 người hái để thu hoạch một vườn hồ tiêu cùng cà phê. Vì vậy, nhu cầu thuê nhân công thu hoạch trong mùa này là rất lớn. Năm nay, lại một lần nữa rơi, các chủ vườn lại rơi vào cảnh khan hiếm lao động. Tình trạng này đã xảy ra trong vài năm trở lại đây, nhưng năm nay là hiếm nhất. Cứ đến mùa tiêu, mỗi vườn thuê ít nhất 7 công nhân thu hái, trong khi đó vườn lớn nhất năm nay chỉ có 4-5 người hái nên tiến độ thu hoạch rất chậm. Nguyên nhân chính là do lao động địa phương làm việc dưới dạng thu nhập ổn định trong các nhà máy, xí nghiệp nên hiện nay dù giá thuê cao cũng không ai muốn làm.
Mục lục
Giá hồ tiêu hiện nay
Dù tiêu đang được giá, nhưng các nhà vườn ở Đắk Lắk lại đang gặp khó khăn lớn về nhân công thu hái; tiêu chín đỏ cả vườn mà không kịp thu hoạch. Giá hồ tiêu đang phục hồi ở mức cao; trên 70.000 đồng/1 kg khiến nông dân Đắk Lắk đang có vụ thu hoạch mới đầy khởi sắc. Tuy nhiên, các nhà vườn lại đang gặp khó khăn lớn về nhân công thu hái; tiêu chín đỏ cả vườn mà không kịp thu hoạch.
Nếu tình trạng này kéo dài tiêu sẽ rơi rụng làm tăng tỉ lệ hao hụt trong thu hoạch; nông dân sẽ bị thiệt hại lớn. Nhìn vườn tiêu 500 trụ của gia đình đang chín đỏ rơi rụng xuống đất bà Phạm Thị Thu Hằng ở xã Quảng Hiệp, huyện Cư Mgar không khỏi xót xa.
Chia sẻ từ hộ gia đình bà Hằng
Bà Hằng cho biết, gia đình đã liên hệ nhiều kênh; nhờ tới nhiều người để thuê nhân công, nhưng vẫn chưa tìm được người đến hái. Việc gom hạt tiêu rơi rụng sẽ tốn nhiều công sức hơn mà tỷ lệ hao hụt-thiệt hại kinh tế cũng sẽ tăng cao.
“Nhà tôi đây này, tiêu chín đỏ rồi nhưng mà kêu nhân công chưa hái được vì phải đợi xong vườn bên kia thì người ta mới sang làm cho mình được. Nếu không hái kịp thì tiêu rụng xuống, rồi mất công nhặt cho nên cũng rất lo lắng vì tình hình nhân công thiếu hụt” – bà Hằng bày tỏ.
Gom hạt tiêu rơi rụng sẽ tốn nhiều công sức
Theo chị Lý Thị Ngọc Nhi ở thôn Hiệp Hòa, xã Quảng Hiệp, huyện Cư Mgar; người dân khó tìm nhân công hái hồ tiêu trong vụ này là do nông sản thất thu; mất giá thời gian dài; khiến số lượng lớn lao động đã dời địa phương, đi làm ở các công ty ngoài tỉnh. May mắn thuê được 7 nhân công để hái cho hơn một nghìn trụ tiêu của gia đình; chị Ngọc đã phải tăng mức đãi ngộ để “giữ chân”; như trả công cao, hỗ trợ tiền xe đi lại.
Chị Nhi chia sẻ: “Nhà tôi may mắn hơn khi có nhân công của mấy năm trước là họ làm quen rồi. Còn như năm nay khó kiếm được nhân công tại vì nhân công năm nay họ đi làm công ty nhiều. Giá nhân công năm nay vẫn cao hơn so với mọi năm; như chỗ ở đây là phải cao hơn 20.000 – 30.000 đồng/ngày”.
Giá nhân công năm nay vẫn cao
Đắk Lắk hiện có hơn 33.000 ha hồ tiêu; trong đó có gần 27.000 ha trong thời kỳ thu hoạch. Việc khan hiếm nhân công sẽ làm cho khiến quá trình thu hoạch tiêu không kịp thời hoặc để tiêu tự chín rụng; ảnh hưởng nặng nề đến năng suất, sức khỏe của cây tiêu; và gây ra nguy cơ dịch bệnh có thể phát sinh đối với vườn tiêu ở những vụ kế tiếp.
Nguồn: cafef.vn