Thơm ngon với đặc sản cá mát sông Giăng

194
Thơm ngon với đặc sản cá mát sông Giăng

Bên cạnh những món ăn đặc trưng của vùng miền núi Thanh Chương, thì cá mát sông Giăng không thể không nhắc đến với hương vị đặc trưng riêng của người dân nơi đây.

Con sông Giăng chảy qua huyện Thanh Chương, Nghệ An để kết nối với con sông Lam, tại vùng đất xã Thanh Tiên và Phong Thịnh. Con sông Giăng đã được đưa vào thơ ca của nhà thơ Lê Huy Mậu để rồi nhạc sĩ Nguyễn Phong Tạo đã gieo vần điều nhạc du dương vào những vần thơ. Mà mỗi khi lời bài hát cất lên người dân tha phương nơi đây như nhắc mình nhớ đến quê hương xứ sở, không khỏi khắc khoải nhớ về.

Phía cuối dòng sông hiền hòa là “Khúc hát Sông Quê”, nơi thượng nguồn là những dãy núi giăng màn mây phủ. Đây là thác ghềnh hiểm trở thu lượm từng mạch nước tinh khiết từ đại ngàn biếc xanh gửi vào dòng sông Giăng để từng đàn Cá Mát kéo nhau về quần tụ.

Cá mát sông Giăng

Cá mát sông Giăng: thoạt nhìn khá giống cá Pa Khính ở vùng thượng nguồn sông Đà. Cá Niên ở miền núi sông Tranh và cá Linh ở vùng hạ lưu sông Mê Kông. Tuy nhiên, cá Mát sông Giăng có điểm khác biệt là vảy cá có màu hồng nhạt. Cá trên mình có ba đến sáu chấm đen, kích thước trung bình tầm hai ngón tay người lớn, con to nhất cũng chỉ khoảng 500g. Thịt cá Mát có tính lành, vừa bổ, thơm ngon; lại vừa ít xương nên rất được người dân nơi đây ưa thích.

Cá mát sống từng đàn ở các khe đá và nơi nước chảy xiết. Chúng thường bơi kiếm ăn vào ban đêm. Từ chập tối trở đi cá bắt đầu theo nhau đi tìm kiếm các loại côn trùng trên mặt nước, các loại rong tảo bám trong bờ bụi. Ăn no rồi chúng kéo nhau đi tìm bầu bạn trong dòng nước. Bắt đầu từ tháng 8 âm lịch là mùa cá mát. Cá mát vừa lành vừa bổ như chính cái tên của nó. Thịt lại thơm ngon, mỡ béo, ít xương. Cá mát ngon nhất là cái đầu vì đầu cá Mát rất mềm. Ăn thấu xương mùi vị thơm ngon, bùi, béo. Đặc biệt, ăn cá mát có tác dụng lợi sữa, hạn chế các chứng bệnh về tim mạch, rất thích hợp cho người già.

Cá mát sông Giăng

Đặc sản dân dã

Cá bắt được, nếu ít thì kho, nhiều thì nướng ăn dần, nhiều hơn nữa thì mang ra chợ bán. Cá Mát kho đơn giản như những loại các khác. Phi hành mỡ rồi rán cho khô giòn. Con cá vàng ươm trông đã muốn ăn rồi. Nhưng theo cách nấu của người miền Trung còn phải giã tỏi, thái ớt, bỏ tiêu hòa vào nước mắm ngon. Bên cạnh đó có thể cho tương Nam Đàn rồi trút tất cả vào chảo cá nóng trên bếp. Sau đó trộn đều thêm một chập nữa cho thấm gia vị. Lúc này, chảo cá bốc khói thơm ngào ngạt. Thế là xong món cá mát rán giòn chỉ còn việc bày ra mâm mà nhấm nháp với bia, với rượu tùy thích.

Đặc sản dân dã

Cá Mát sông Giăng được người xứ Nghệ coi như món đặc sản dân dã. Ngoài kho tương, ăn với cơm nóng. Cá Mát còn có một cách chế biến khác đó là đem kẹp cá vào vỉ tre tươi; nướng giòn trên nồi than hoa, vừa quạt vừa nướng. Khi cá chín lật trở đều hai mặt cho tới khi nào thấy cá vàng ươm chảy mỡ tỏa thơm là được. Cá Mát nướng chấm mắm gừng thơm ngon không thể cưỡng lại được. Bởi vì thế dân gian mới có câu: “Bể: Thu, Đao – Rào: Rầm, Mát”, ví như các loài cá ngon nổi tiếng đại diện cho sông, biển Việt Nam.

Cách chế biến

Cách chế biến

Cá mát tươi đem làm sạch, tẩm gia vị, một chút ớt, chút tỏi, chút nghệ, chút đường… để tạo mùi thơm đặc trưng. Bên cạnh đó không thể thiếu lá nghệ tươi cắt nhỏ ướp cùng với cá. Tất cả cho vào niêu đất, đun đến khi cá chín ngấm, sền sệt nước chan. Khi cá dậy mùi thơm phức là được. Đặc biệt, khi kết hợp món cá kho cùng tương Nam Đàn. Món ăn có vị béo ngậy của cá hòa lẫn với vị thơm của tương đem đến một trải nghiệm không dễ gì quên được. Ngồi bên mâm cơm cùng gia đình, chỉ cần có niêu cá kho; có đĩa rau muống luộc. Bên cạnh đó có dăm ba quả cà muối mặn là đã đủ làm nức lòng người cầm đũa.

Ngoài kho tương, kho tộ ăn kèm với cơm nóng. Cá Mát sông Giăng còn được chế biến theo một cách khác, đó là kẹp cá vào vỉ, nướng giòn bằng than hoa. Chỉ cần dăm ba con cá, nướng trên bếp than ửng hồng cho đến khi cá chín hơi sem sém cháy; tỏa mùi thơm phức, đem kẹp với rau rừng chấm cùng mắm gừng; ớt xanh, nhâm nhi thêm ly rượu quê thì cảm giác thật khó tả.

Dân gian có câu: “Bể: Thu, Đao – rào: Rầm, Mát”, trong câu nói này, quả thực những loài cá ngon nổi tiếng nhất Việt Nam đều góp mặt. Là người dân vùng quê miền Tây xứ Nghệ. Nhất là những người con tha hương hay ai đó đã từng thưởng thức tuyệt phẩm chế biến từ cá dù chỉ một lần chắc chắn sẽ hiểu vì sao dân gian lại ví von hay như thế.

Nguồn: Nhahanglangnghe.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *