Chăm sóc người cao tuổi tại nhà có đơn giản như bạn nghĩ?

362
Chăm sóc người cao tuổi tại nhà có đơn giản như bạn nghĩ?

Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi chưa bao giờ là đơn giản. Đặc biệt là đối với các ông, các bà được chăm sóc tại gia. Bởi vì người cao tuổi thường hay gặp các triệu chứng bệnh tuổi già. Đồng thời, tâm sinh lý cũng thay đổi rất nhiều. Thế nên nếu cứ áp dụng cách chăm sóc như bình thường thì rất khó. Chính vì vậy, trong gia đình đa hệ, có các ông bà lớn tuổi, ta cần phải đặc biệt quan tâm đến họ. Đây cũng là một cách để tăng thêm hạnh phúc cho gia đình.

Những thay đổi về cơ thể và tâm lý của người cao tuổi

Khi người trưởng thành già đi, mỗi hệ cơ quan trong cơ thể đều trải qua những sự thay đổi khác nhau. Những biến đổi này là kết quả của sự tương tác giữa môi trường sống. Kèm theo bệnh tật, di truyền, stress và rất nhiều yếu tố khác.

Những thay đổi này đôi lúc rất dễ nhận thấy như tóc bạc, da nhăn, lưng gù. Tuy nhiên, có rất nhiều biến đổi âm thầm trong cơ thể mà mắt thường không thể nhận ra được.

Việc nhận biết thay đổi sinh lý của tuổi già là một phần quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Những thay đổi về cơ thể và tâm lý của người cao tuổi

Tuổi càng cao phản xạ càng chậm

Nếu khi trẻ phản xạ nhanh nhẹn bao nhiêu, thì về già, người cao tuổi thường có những phản xạ rất chậm chạp. Kể cả trong việc giao tiếp. Khi trao đổi một vấn đề gì đó thì việc lắng nghe, ghi nhận vấn đề rất chậm. Và trong một khoảng thời gian rất lâu mới có thể đưa ra được câu trả lời.

Do vậy, khi giao tiếp với người cao tuổi chúng ta cần phải kiên nhẫn. Hãy nói dễ nghe để các cụ nghe được và có câu trả lời chính xác.

Trong sinh hoạt hàng ngày, do sự đi đứng chậm chạp và phản ứng chậm cho nên các cụ cần rất nhiều thời gian. Mỗi khi có sự di chuyển và kể cả chuyện ăn uống, đi lại. Cần tránh những cử chỉ, lời nói làm cho các cụ cảm thấy tủi thân.

Tình trạng khó ngủ, mất ngủ rất dễ gặp ở người cao tuổi

Tình trạng trằn trọc hoặc hay thức giấc lúc nửa đêm sẽ ảnh hưởng cơ thể người cao tuổi. Họ sẽ hay mệt mỏi, uể oải, không có tinh thần.

Để khắc phục, bạn nên giữ phòng ngủ và các khu vực quanh phòng ngủ của cha mẹ, ông bà luôn yên tĩnh. Hãy thiết kế ánh sáng nhẹ và vừa phải để giúp người cao tuổi thư giãn. Nhưng vẫn có thể thấy được xung quanh nếu bị giật mình tỉnh giấc. Ngoài ra, bạn cũng nên đưa ông bà, cha mẹ đi khám để hiểu rõ hơn về nguyên nhân mất ngủ.

Người cao tuổi rất mau quên

Sự chậm chạp hay quên là những vấn đề sinh lý bình thường của người cao tuổi. Khi tuổi càng cao, hệ thần kinh trung ương cũng lão hóa dần. Vì vậy, người cao tuổi rất mau quên.

Những lưu ý khi chăm sóc người cao tuổi tại nhà

Không để người già có cảm giác tủi thân

Người cao tuổi có thể không tự chăm sóc được bản thân do thể chất cũng như tâm lý thay đổi. Đây cũng chính là lý do làm không ít người cao tuổi luôn lo lắng quá mức. Từ đó dẫn đến dễ cáu gắt, khó chịu. Họ luôn muốn con cái ở bên cạnh chăm sóc và luôn thấy mình như người thừa, bị lãng quên.

Những lưu ý khi chăm sóc người cao tuổi tại nhà

Trong gia đình có người cao tuổi, bạn nên dành thời gian cho những chuyến du lịch gia đình. Như vậy để ông bà, cha mẹ cảm thấy được thư giãn và yêu thương. Ở tuổi ngoài 60 trở đi, người cao tuổi thường muốn đi du lịch đây đó cũng như về thăm quê hương. Do vậy, khi chăm sóc người già cần hiểu được tâm lý này. Từ đó tạo điều kiện, khuyến khích để họ thực hiện được mong ước của bản thân.

Người cao tuổi thường hay suy nghĩ khi ở một mình. Trong cuộc sống chung với con cháu, thường do tính chất công việc nên con cháu thường đi cả ngày. Nhiều khi đi sớm, về muộn. Người cao tuổi không được trò chuyện cùng người thân thường xuyên cũng hay suy nghĩ, buồn bã. Để động viên ông bà, bố mẹ đã lớn tuổi, chúng ta nên hướng họ tham gia các hoạt động xã hội; gặp gỡ bạn bè cũng là giải pháp giúp tuổi già của người cao tuổi thêm vui khỏe.

Thường xuyên theo sát thói quen ăn uống của người cao tuổi

Ở người già, việc ăn uống cũng trở nên kém ngon hơn do khả năng tiêu hóa thức ăn cũng như vị giác bị giảm.

Những lưu ý khi chăm sóc người cao tuổi tại nhà

Việc nhai nuốt cũng gặp nhiều khó khăn khi cơ xương hàm bị teo, chân răng cũng yếu hơn ở tuổi ngoài 70. Do vậy, khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, khẩu vị, chế biến các món ăn kích thích vị giác, dễ tiêu hóa giúp người già ăn được nhiều hơn thay vì thấy việc kén ăn ở người già là bình thường.

Khám bệnh định kỳ

Nên đưa ông bà, cha mẹ đi khám sức khỏe định kỳ từ 3 đến 6 tháng 1 lần bởi trong cơ thể người già luôn ẩn chứa các bệnh tiềm ẩn gây hại cho sức khỏe như: tai biến, huyết áp, tim mạch, tiểu đường, hay các bệnh về xương khớp,… do sức đề kháng bị giảm, cơ thể bắt đầu bị lão hóa.

Khi bệnh đã phát ra bên ngoài nghĩa là bệnh đã nặng, cơ thể người già phục hồi lâu nên thời gian chữa trị cũng kéo dài hơn. Phát hiện sớm điều trị sớm sẽ giúp người cao tuổi nhanh hồi phục hơn và không cảm thấy mệt mỏi, cảm thấy mình là gánh nặng cho gia đình.

Không để người già cảm thấy bản thân là gánh nặng cho gia đình

Người cao tuổi cần chăm sóc bản thân mình thật tốt, đảm bảo cơ thể luôn được khỏe mạnh để người già không cảm thấy lo lắng, thấy bản thân là gánh nặng cho gia đình. Người chăm sóc có khỏe mạnh thì người già cũng cảm thấy lạc quan và yêu đời hơn.

Người chăm sóc nên chia sẻ công việc với mọi người, đảm bảo thời gian giải trí của bản thân, cung cấp dinh dưỡng và nước vào cơ thể đầy đủ để đảm bảo sức khỏe.

Hi vọng, những lưu ý trên sẽ giúp gia đình chăm sóc người già tại nhà tránh được những điều không mong muốn xảy ra, giúp người già thêm vui khỏe, không cảm thấy bản thân là gánh nặng cho gia đình

Nguồn: giadinh.net.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *