Cụ ông 81 tuổi chở quần áo bán với giá 0 đồng tặng người nghèo

207
Cụ ông 81 tuổi chở quần áo bán với giá 0 đồng tặng người nghèo

Bốn năm qua, dù mưa hay nắng, ông Nguyễn Văn Tư, thường gọi ông Tư Ẩn. Ông năm nay 81 tuổi, ở huyện Nhà Bè, TP.HCM vẫn luôn rong ruổi chạy xe ba gác điện. Đi quanh huyện và các quận 4,5,7 để bán quần áo giá 0 đồng tặng cho người nghèo. Ngày nào cũng vậy, ông Tư cùng bà Lê Thị Bé (65 tuổi) cũng cần mẫn chuẩn bị cho gian hàng quần áo trước cửa nhà. Vì thế mà nhiều công nhân lao động ở các xóm trọ nghèo trong thành phố đã quen với chiếc xe quần áo 0 đồng của hai ông bà.

Rong ruổi khắp Sài Gòn để tặng người nghèo quần áo với giá 0 đồng

Ông Tư dù bị bệnh về thanh quản, phải dùng máy hỗ trợ nói. Nhưng vẫn hàng ngày chở xe quần áo 0 đồng tặng người nghèo khắp Sài Gòn. Mặc lời chế giễu từ nhiều người: ‘Ông già câm bị điên lo chuyện bao đồng’…

“Ngày còn trẻ tôi lái xe container đường dài. Giờ về già vẫn nhớ nghề, không chạy đây đó thì khó chịu lắm. Trước tôi hay đi công quả trong chùa, mê làm từ thiện nên mới kiếm cái xe để chạy vòng vòng giúp người nghèo”. ông Tư kể.

Rong ruổi khắp Sài Gòn để tặng người nghèo quần áo với giá 0 đồng

Mọi người thường gọi ông là Tư Ẩn. Ông kể, một lần đi chùa, ông thương cảm khi nhìn thấy những đứa trẻ mặc đồ sờn rách. Mặt mũi lấm lem như mình ngày trẻ. Sau lần đó, ông cùng vợ mua quần áo cũ rồi sắm chiếc xe máy bốn bánh để vừa chạy vừa tặng đồ. Năm ngoái, một nhà hảo tâm đã cho ông chiếc xe ba gác điện để chở được nhiều đồ hơn.

Giờ ông Tư Ẩn không còn mua đồ cũ, nguồn quần áo đều do mọi người quyên góp. Địa điểm ông chạy xe đến thường là khu công nghiệp, chợ, bệnh viện… Nơi có nhiều công nhân, lao động nghèo. “Tôi để bảng giá 0 đồng chứ không phải miễn phí. Là vì muốn tôn trọng người nhận và để họ tự nhiên đứng chọn cái quần, cái áo ưng ý”. ông nói.

Xe quần áo cũ với dòng chữ “tự chọn giá 0 đồng”

Chiếc xe đi ngang đường Nguyễn Văn Tạo (huyện Nhà Bè), ông Phạm Văn Thanh, nhân viên bảo vệ. Vội chạy theo gọi: “Bác Tư ơi, dừng xe”. Lần thứ hai mua quần áo giá 0 đồng, ông Thanh lựa được một bộ đồ cho con trai mình. “Ông Tư tốt bụng lắm, ai mua đồ đều ân cần chọn giúp. Có khi ông còn nài nỉ người ta lấy thêm nhiều vào”. Người bảo vệ 52 tuổi nói, vừa cảm ơn cụ ông.

Ông Tư Ẩn tự tay chọn áo sơ mi và ướm thử cho anh Nguyễn Ngọc Thái. Người bán trái cây dạo trên đường vào Khu công nghiệp Long Hậu (huyện Nhà Bè).

Xe quần áo cũ với dòng chữ “tự chọn giá 0 đồng”

“Tôi chọn được cái áo và quần jeans. Là đồ cũ nhưng còn khá mới, thuận tiện để mặc đi làm. Tôi có gửi vài đồng mà ông Tư nhất quyết không nhận. Ông còn cám ơn tôi vì đã lấy quần áo”, anh Thái (37 tuổi) nói.

Nhiều người dân ở huyện Nhà Bè đã quá quen với hình ảnh ông lão đi bán quần áo từ thiện. Họ luôn vui vẻ mang quần áo cũ tặng ông. Mỗi điểm dừng xe, ông Tư đều nán lại trò chuyện với mọi người.

Chạy 50km mỗi ngày mang những chiếc quần áo cho người lao động nghèo

Mỗi ngày, ông Tư Ẩn chạy khoảng 50 km, đến trưa về nghỉ rồi lại đi tới chiều tối thì về nhà. Trước sân nhà ông (nằm trong con hẻm đường Nguyễn Văn Tạo, huyện Nhà Bè). Ông dựng nhà kho chứa đầy quần áo cũ. Ông cho biết, đồ cũ ngoài mang bán thì phần lớn được đóng bao gửi đi từ thiện. Ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Những bộ quần áo đẹp nhất được ông Tư Ẩn và vợ – bà Lê Thị Bé (65 tuổi) – treo trên giá. Cho khỏi nhăn trước khi mang đi bán. “Ngày nào cũng có người nhận quần áo. Nhìn họ thích thú lấy thêm đồ về cho anh em. Con cháu tôi vui lắm. Có những ngày trên xe không còn bộ nào luôn”. ông Tư Ẩn cho biết.

Do một bên mắt đã mờ nên những bộ quần áo được vợ chồng ông buộc dây, đóng bịch. Và ghi rõ từng loại như quần nữ, áo nam, đồ trẻ em…

Mong được làm từ thiện đến hết sức lực mới thôi

Căn nhà hai vợ chồng ông Tư Ẩn nằm sâu trong một con hẻm trên đường Nguyễn Văn Tạo. Khi sáu người con (3 trai, 3 gái) khôn lớn và lập gia đình riêng. Hai ông bà dọn ra riêng ở vùng ngoại thành vui hưởng tuổi già.

Mong được làm từ thiện đến hết sức lực mới thôi

Căn nhà cũng để nhiều quần áo, mỗi chiều bà Lê Thị Bé phụ giúp chồng soạn đồ, đóng bao cho vào kho. “Trước kia mua đồ si về tôi lại phải phơi giặt mất cả ngày. Giờ thì tuần nào cũng có người cho đồ. Họ đã giặt sẵn, phân loại rõ ràng nên đỡ biết bao nhiêu”. Bà Bé cho biết.

Hơn chục năm trước, ông Tư bị khối u phải cắt thanh quản. Mất đi giọng nói, ông giao tiếp với mọi người thông qua một chiếc máy phụ trợ do họ hàng bên Mỹ tặng.

Buổi tối, cặp vợ chồng già chỉ quanh quẩn trong nhà, cùng nói chuyện, xem tivi. “Tôi hạnh phúc vì có thể mang niềm vui nhỏ cho nhiều người. Và có một cuộc sống điền viên thoải mái. Tâm nguyện của tôi là mong được làm từ thiện đến hết sức lực mới thôi”.

“Năm nay đã ngoài 80, không rõ còn bao nhiêu thời gian, nhưng tôi luôn khao khát được làm công việc này đến ngày cuối của cuộc đời. Hy vọng vẫn có đủ sức khỏe để tiếp tục đi khắp thành phố, trao hạnh phúc đến nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn”, ông Tư bộc bạch.

Nguồn: Vnexpress.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *