Lão nông 94 tuổi dành hơn 40 năm tìm thuốc cứu người dưng

153
Lão nông 94 tuổi dành hơn 40 năm tìm thuốc cứu người dưng

Dù đã 94 tuổi, cái tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng cụ Trần Văn Hớn (Bảy Hớn, ngụ khóm Tân Phú, P.Mỹ Quý, TP.Long Xuyên, An Giang) chẳng màng đến việc nghỉ ngơi, an nhàn bên con cháu. Hằng ngày, ông Bảy Hớn vẫn miệt mài sưu tầm thuốc nam, phơi khô rồi cung cấp miễn phí cho những phòng khám từ thiện ở các tỉnh miền Tây. Công việc này đã được ông duy trì suốt hơn 40 năm qua, bất kể ngày dãi nắng dầm sương. Ít ai biết được rằng, gia cảnh cụ Hớn chẳng mấy dư dả. Nhưng vì đồng cảm với sự khó khăn của người nghèo nên cụ Bảy Hớn tận tụy làm việc nghĩa.

Tâm huyết hơn 40 năm nghiên cứu, sưu tầm các loại thuốc nam

Tờ mờ sáng, ông Hớn trở mình thức dậy, xỏ dép bước ra sân. Vừa đi vừa lấy tay chống đầu gối đang đau nhức vì bệnh khớp. Ông vơ những cây đinh lăng thành một bó lớn ôm vào người. Rồi dùng dao cắt từng đoạn ngắn cho đến khi nắng sớm rải đều khắp khoảng sân nhỏ.

Tâm huyết hơn 40 năm nghiên cứu, sưu tầm các loại thuốc nam

Gia cảnh chẳng mấy dư dả, nhưng thấu hiểu sự khốn khó của người nghèo mỗi khi ốm đau, bệnh tật. Nên cụ Bảy Hớn tận tâm làm việc nghĩa. Cụ nói: “Thấy nhiều người nghèo không có điều kiện để khám chữa bệnh. Nhờ có các phòng khám đông y tiếp nhận và bốc thuốc miễn phí. Nên bệnh tật đỡ phần nào. Vì vậy, tôi tự nguyện đi tìm những loại thuốc quý để chữa bệnh cho người nghèo”.

Với sự tâm huyết, hơn 40 năm nghiên cứu, sưu tầm các loại thuốc nam. Dấu chân cụ Bảy Hớn đã trải khắp mọi nơi. Từ những loại dược liệu phổ thông cho tới nhiều vị thuốc quý. Tất cả đều do chính cụ cất công đi sưu tầm, thu hái rồi cắt, phơi… Để trao tận tay các phòng thuốc. Do nhu cầu dược liệu từ các phòng khám rất lớn. Nên hầu như ngày nào cụ cũng lặn lội đi tìm thuốc.

Dấu chân cụ Bảy Hớn đã trải khắp mọi nơi

Không chỉ đến vùng rừng núi của An Giang, cụ còn đến tận vùng miệt thứ Kiên Giang, Cà Mau, Đồng Tháp… “Để tìm cây thuốc quý, tôi phải đến tận những vùng rừng sâu. Và núi cao thuộc các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn của tỉnh An Giang. Nhiều lúc phải đối mặt với rắn, rết… Và tai nạn rình rập”, cụ Bảy Hớn chia sẻ.

Hết lòng phục vụ bệnh nhân nghèo như vậy. Nhưng chưa bao giờ cụ Bảy Hớn nhìn nhận mình có công lao. Chính sự âm thầm giúp người của cụ đã lay động lòng nhân ái của mọi người xung quanh. Từ đó, nhiều người cảm kích, trân trọng và đồng hành cùng cụ trên những nẻo đường thiện nguyện.

Càng vui hơn khi 4 người con của cụ đều quyết định nối nghiệp cha mình. Hiện nhóm sưu tầm thuốc đã có 14 thành viên nòng cốt. Các thành viên trong nhóm đa phần là nông dân hiền lành, chất phác, sống thanh bần, đạm bạc nhưng luôn sẵn sàng góp sức chung lòng làm việc thiện. Gian nan, vất vả là vậy nhưng họ lại tự nguyện “tha phương cầu phước”.

Tấm gương sáng nơi miền Tây sông nước

Ông Trần Văn Sơn (55 tuổi, con cụ Hớn) cho biết: “Thấy cha miệt mài với công việc thiện nguyện. Tôi thương và hiểu được mong ước giúp bệnh nhân nghèo nên noi gương theo. Nhiều bà con vùng sâu, vùng xa còn nghèo khó lắm. Nnên mình tìm thuốc cung cấp phòng khám thiện nguyện. Để cứu chữa họ khi bệnh tật là rất cần thiết”.

Dấu chân cụ Bảy Hớn đã trải khắp mọi nơi

Ông Lê Phát Đạt (60 tuổi, ngụ TP.Long Xuyên, An Giang) cho biết: “Hồi đó, tôi chạy xe ba gác. Cũng thường chở thuốc giao cho các phòng khám. Dần dần, thấy việc làm ý nghĩa của cụ Bảy Hớn nên xin tham gia. Giúp đỡ được cho bà con, thấy họ khỏi bệnh, mình vui lắm. Vậy nên tôi cứ chở thuốc miễn phí hoài”.

Hiện sức khỏe yếu, không trực tiếp đi lấy thuốc nên cụ Bảy Hớn phụ trách việc cắt thuốc. Phơi thuốc rồi vô bao, để ai cần thì đến lấy. Những thành viên trong nhóm vẫn tiếp tục hành trình tìm kiếm các vị thuốc mang về. Để cùng góp sức phục vụ người nghèo.

Ông Trần Tứ Hải, Chủ tịch Hội Đông y phường Mỹ Quý, thành phố Long Xuyên cho biết. “Cụ Hớn là người lớn tuổi nhất . Và cũng là người có thâm niên lâu nhất ở địa phương làm công việc sưu tầm cây thuốc nam tặng phòng khám từ thiện. Trước đây cũng có nhiều người làm. Nhưng hiện tại chỉ còn mỗi cụ Hớn là còn gắn bó”.

“Tôi chỉ ước có sức khỏe. Mấy năm nay thấy đi lại khó khăn. Nhưng không có tôi thì chắc chắn các con tôi sẽ tiếp tôi làm.” Ông nói, đưa mắt sang người con trai đang ghi tên các loại thuốc bên ngoài chiếc bao tải, rồi cười.

Nguồn: Thanhnien.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *