Dạy con tự lập và những điều cha mẹ nào cũng nên quan tâm

169
Dạy con tự lập và những điều cha mẹ nào cũng nên quan tâm

Cách đây khoảng vài năm, nhiều bậc cha mẹ rơi vào tình trạng nuông chiều con cái quá mức. Họ luôn luôn làm mọi thứ cho con kể cả từ những điều nhỏ nhặt nhất. Lâu dần, hình thành nên tính cách của bé luôn ỷ lại, dựa dẫm, không tự lập và tin tưởng chính bản thân mình. Điều này là một quan điểm sai lầm của các bậc phụ huynh. Bởi vì hậu quả của nó là rất lớn. Ngày nay, những ông bố, bà mẹ trẻ đã dần thay đổi quan điểm này. Họ bắt đầu tập cho con tự lập, tự làm từ những điều đơn giản nhất.

Trẻ con thực ra rất thích thú khi được tự lập

Một trong những dấu mốc phát triển lớn nhất của trẻ là lúc chúng thấy mình tự lập. Hay rõ hơn là cảm thấy được rằng chúng có thể kiểm soát được bản thân. Vì vậy, muốn dạy con tự lập, có một số việc bố mẹ nên để con tự làm. Không nên thay con làm hết mọi việc.

Trẻ con thực ra rất thích thú khi được tự lập

Có thể con bạn vẫn chưa thể tự làm được nhiều thứ. Chúng chưa tự buộc dây giày hay tự làm bữa sáng. Nhưng thực ra có rất nhiều việc mà trẻ nhỏ có thể tự làm. Điều quan trọng là ở chỗ việc trẻ bắt đầu tự làm chủ những hoạt động này, dù chỉ là những việc rất nhỏ. Như vậy mới giúp chúng hiểu tầm quan trọng của tính tự lập.

Chắc chắn sẽ không thể thiếu những trận mè nheo khóc lóc . Thậm chí là ăn vạ trong hành trình theo đuổi sự tự lập. Nhưng sẽ có nhiều hơn những niềm vui. Những lời khen ngợi khi con khám phá ra rằng lúc nào cũng cần phải có sự giúp đỡ của bố mẹ. Nếu bạn đang muốn dạy con tự lập thì đây chính là những việc bạn nên bắt đầu làm với con.

Một số điều bạn có thể tập cho con

Cha mẹ nuôi dạy trẻ tự lập luôn biết cách để “điều khiển” đứa con của mình. Những cha mẹ này hiểu rằng, với nhiều việc, không phải trẻ không làm được mà là “trẻ không biết cách làm”. Vì thế cách cha mẹ dạy trẻ cũng như tạo ra môi trường mới. Nó thích hợp nhất để trẻ học hỏi như nào. Điều này quyết định đến việc trẻ có thể tự mình làm được một mình hay không.

Dù chưa nói sõi nhưng trẻ đã biết giằng lấy cái thìa đòi tự mình xúc, đòi tự đánh răng, tự đi giày… Khi ấy việc cha mẹ cần làm là hãy “thu tay lại và dõi theo” hành động của trẻ. Giống như là sự tiếp nhận mong muốn của trẻ. Hãy quan sát xem trẻ có thể làm được đến đâu. Chỗ nào là khó đối với trẻ, chỗ nào là trẻ vướng mắc không làm tiếp được. Từ đó đưa ra những cách chỉ dẫn trẻ làm cho phù hợp. Hoặc bạn cũng có thể giúp bé bằng một số việc sau:

Cho bé tự lật trang sách

Chỉ là một hành động nhỏ thôi nhưng lại rất quan trọng: Cho trẻ đóng góp vào giờ đọc sách bằng cách để con lật trang sách. Hoặc là thậm chí để con cầm sách khi bạn đọc cho con. Mục tiêu ở đây chỉ đơn giản là để trẻ cảm thấy như trẻ đang kiểm soát tốc độ của hoạt động này thay vì chỉ bị động ngồi nghe.

Tập cho trẻ tự đi vệ sinh

Một vài trẻ có khả năng học rất nhanh trong khi một vài trẻ thì cần thời gian để làm quen. Điều quan trọng là bạn cho phép con tự tìm ra những gì phù hợp và hiệu quả nhất đối với con. Nhiệm vụ của bạn là chỉ cho con nên làm những gì (và lặp đi lặp lại nhiều lần nếu cần thiết). Và cổ vũ khen ngợi con khi con tự làm được.

Dành lời khen cho con

Lần đầu tiên tự làm điều gì đó luôn đầy háo hức. Dù việc lởn vởn quanh con chắc chắn không phải là một ý tưởng hay. Vì bạn đang rèn tính tự lập cho con. Nhưng thỉnh thoảng chen vào với một lời khen như “Con giỏi lắm!” khi con hoàn thành một nhiệm vụ nào. Điều đó sẽ khiến con cảm thấy đầy tự hào về những gì mình làm được.

Dành lời khen cho con

Tập cho bé tự ăn

Hãy để trẻ có sự lựa chọn đối với những gì chúng ăn giống như người lớn nhưng đồng thời bạn cũng nên có sự “hạn chế” trong lựa chọn đó. Ví dụ như “Tối nay chúng ta có 2 sự lựa chọn cho món rau. Nên ăn đậu hay cà rốt đây nhỉ?“. Nói như vậy, bạn sẽ vừa giảm bớt “gánh nặng” khi phải ăn rau cho trẻ, lại vừa khiến con cảm thấy như mình có thể kiểm soát bữa tối của mình. Làm như thế, bạn cũng đang cho con cơ hội có thể đưa ra quyết định không chỉ cho riêng mình con, mà còn cho cả nhà.

Để con tự chọn trang phục cho mình

Tự mặc quần áo là dấu mốc lớn đối với trẻ. Chưa kể nó còn có thể giúp bạn có chút thời gian để bản thân thay quần áo. Hầu hết sẽ không tự làm được việc này cho đến khi bắt đầu đi học tiểu học. Nhưng bạn có thể bắt đầu dần bằng việc hỏi con muốn chọn quần áo gì để mặc cho ngày hôm nay.

Hãy cho bé phụ bạn vào bếp

Dù còn nhỏ nhưng hầu hết trẻ đều rất ám ảnh với việc làm theo tất cả những gì bố mẹ làm. Tất nhiên hầu hết những việc người lớn chúng ta làm thì đều chưa phù hợp để trẻ làm. Nhưng bạn vẫn có thể để con giúp những việc đơn giản như: để những rau củ đã được cắt vào một cái bát, hay khuấy bột, đánh trứng,… Giao cho trẻ những việc nhỏ nhưng cũng sẽ giúp trẻ cảm thấy như mình đang đóng góp cho bữa ăn của cả nhà.

Không có gì là hoàn hảo

Tự lập là một thử thách không hề nhỏ đối với trẻ . Hầu hết những gì trẻ làm được không được hoàn hảo như bạn mong đợi.  Hay không mang lại kết quả mà bạn muốn. Hoàn toàn không sao cả. Đừng quá đặt nặng về độ hoàn hảo, quan trọng là con bạn học được và làm được những gì.

Tự lập là một thử thách không hề nhỏ đối với trẻ

Để trẻ tự dọn đồ chơi

Bày bừa ra được thì cũng dọn lại được, tất nhiên là trẻ sẽ không thể tự dọn dẹp những gì quá nhiều hay phức tạp được, nhưng hãy tập cho con tự cất đồ chơi lại vào thùng sau khi chơi xong.

Áp dụng “cưa đôi”

Nếu bạn đi giày cho con thì hãy đi giúp con đi một bên, và để trẻ tự đi bên còn lại. Nếu con tự mặc áo vào, bạn sẽ giúp con cài cúc. Hãy khuyến khích sự tự lập của trẻ, đặc biệt là những trẻ còn đang lưỡng lự và chưa muốn tự lập, bằng cách chia đôi công việc ra một nửa.

Tập cho trẻ tự vệ sinh răng miệng

Bạn sẽ phải theo sát khi để con tự đánh răng nếu con chưa được 4 tuổi vì khi còn nhỏ thì chắc chắn trẻ sẽ không thể đánh sạch được. Nhưng nếu bạn muốn rèn cho con tự lập, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu tập cho con sớm, từ những bước nhỏ như rửa bàn chải, lấy kem đánh răng… Làm mẫu cho con và đứng quan sát con thật kỹ để đảm bảo con làm đúng.

Dạy cho con tự lập từ những điều nhỏ nhất tuy phải tốn nhiều thời gian, nhưng cũng là một cách góp phần giúp gia đình hạnh phúc hơn đấy. Vì vậy đừng ngại dành ít thời gian để dạy con mình nhé!

Nguồn: babymommycare.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *