Một số điều mẹ cần lưu ý để chăm sóc con khi bé bị sốt

148
Một số điều mẹ cần lưu ý để chăm sóc con khi bé bị sốt

Một trong những việc quan trọng nhất trong chăm sóc sức khỏe gia đình chính là chăm sóc sức khỏe con cái. Trẻ con là những cơ thể có sự phát triển chưa hoàn thiện. Đề kháng của chúng cũng còn rất yếu. Vì thế nên rất dễ gặp phải các căn bệnh khi thời tiết thay đổi. Một trong những bệnh mà trẻ hay mắc phải nhất chính là sốt. Đây là một căn bệnh dù phổ biến, nhưng nếu không chăm sóc kĩ càng thì cũng sẽ rất nguy hiểm. Thậm chí sốt còn có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của con.

Sốt ở trẻ em

Sốt là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Sốt không phải là bệnh, mà chỉ là một triệu chứng của các căn bệnh khác. Điều đó có nghĩa là khi cơ thể bị vi khuẩn hoặc virus tấn công, hệ thống đề kháng sẽ khởi động, từ đó khiến thân nhiệt tăng cao và gây sốt. Và như thế, sốt hoàn toàn có lợi cho cơ thể.

Thực tế, khi trẻ bị sốt nhẹ, việc duy nhất chúng ta cần làm là theo dõi các biểu hiện và chăm sóc đúng cách, có thể dùng thuốc hạ sốt nếu cần. Trong trường hợp trẻ sốt cao nhưng vẫn chơi đùa, hành động nhanh nhẹn… thì chỉ cần uống thuốc hạ sốt hoặc làm mát là được. Nếu cần sử dụng kháng sinh, phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Những dấu hiệu thường thấy khi trẻ bị sốt

Để biết phải làm gì khi trẻ bị sốt, phụ huynh cần nắm rõ các biểu hiện bị sốt ở trẻ. Thông thường, thân nhiệt tăng chính là cách mà cơ thể đang phản ứng với sự xâm nhập của những loại vi sinh vật gây bệnh.

Những dấu hiệu thường thấy khi trẻ bị sốt

Dấu hiệu bị sốt rõ ràng nhất là khi nhiệt độ cơ thể trẻ từ 37,5 độ trở lên(đo tại nách).  Vào buổi chiều, thân nhiệt của trẻ thường có xu hướng cao hơn buổi sáng. Bên cạnh đó, một số yếu tố như thời tiết nóng bức, hoặc do trẻ mặc quá nhiều quần áo hay vừa được tắm bằng nước ấm cũng khiến cho thân nhiệt tăng hơn bình thường.

Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể

Mẹ có thể dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt cho bé. Có 3 loại nhiệt kế tiện dụng đó là nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử và nhiệt kế kỹ thuật số. Những loại nhiệt kế này sẽ giúp các mẹ biết chính xác bé bị sốt hay không?

Lưu ý, đối với những trẻ sơ sinh thì nên đo nhiệt độ ở hậu môn để có kết quả chính xác nhất. Nguyên nhân vì những vị trí như nách, tai hay trán thường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của toàn cơ thể.

Xác định loại sốt mà bé mắc phải

Sốt do virus chính là khi trẻ mắc phải một số bệnh như sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng. Hoặc những bệnh đường ruột, bệnh sởi,… Hiện tượng số sẽ giảm dần từ 3 đến 7 ngày.

Sốt do vi khuẩn chính là phản ứng của cơ thể bé với vi khuẩn gây bệnh. Một số loại bệnh do vi khuẩn gây ra như viêm phổi, viêm tai giữa,… Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng sốt do vi khuẩn có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng, hoặc dẫn tới những loại bệnh nguy hiểm khác.

Nguyên nhân dẫn đến sốt

Dưới đây là một vài nguyên nhân chính khiến bé bị sốt cha mẹ cần nắm rõ để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất:

  • Sốt do mặc quá ấm: Phụ huynh thường mặc cho con nhiều lớp quần áo vì nghĩ con rét. Đặc biệt là trẻ sơ sinh. Thói quen này dễ khiến bé bị sốt. Do cơ thể trẻ sơ sinh chưa có khả năng điều nhiệt hoàn thiện.
  • Sốt do tiêm chủng: Sau khi trẻ tiêm phòng các bệnh như uốn ván, sởi, ho gà,… thường có dấu hiệu bị sốt.
  • Sốt do mọc răng: Khi sắp mọc răng, con sẽ khóc nhiều, biếng ăn. Kèm theo đó là sốt nhẹ trong khoảng thời gian ngắn. Sau khi mọc răng mới trẻ cũng thường bị sốt.
  • Sốt do cảm nắng: Thời tiết nóng nực là một trong những nguyên nhân phổ biến gây sốt ở trẻ nhỏ và người lớn.
  • Sốt do cảm cúm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Bé sẽ đi kèm các biểu hiện như ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng kèm với sốt trong 2-3 ngày.
  • Sốt do viêm tai: Bé sốt cao kèm theo dấu hiện như biếng ăn, đau tai, chảy mủ, nghe không rõ. Những bé chưa nói được sẽ có các biểu hiện rõ rệt: kéo tai, ngoáy tay vào tai.

Bé bị sốt, mẹ nên làm gì?

Khi trẻ bị sốt, mẹ nên:

  • Cho trẻ uống nhiều nước.

  • Cho bé sử dụng dung dịch muối đường Oresol để ngăn ngừa mất nước và đồng thời bổ sung các chất điện giải cho trẻ.

  • Để bé được nghỉ ngơi trong một không gian thoáng mát.

  • Dùng khăn ấm lau người cho bé để ổn định thân nhiệt

  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung canxi và vitamin C.

Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung canxi và vitamin C.

Mẹ có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên, trước khi sử dụng nên đọc kỹ hướng dẫn. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ và pha thuốc đúng theo quy định in trên bao bì.

Trong một số trường hợp, ba mẹ cần phải sử dụng các biện pháp hạ nhiệt tạm thời. Sau đó đưa trẻ khám tại cơ sở y tế. Bởi lẽ, trẻ bị sốt, nhất là với đối tượng trẻ sơ sinh là vô cùng nguy hiểm.

Với nhiều trẻ nhỏ, sốt nếu không được xử lý kịp thời có thể gây co giật, thường gặp ở trẻ từ 6 tháng cho đến 5 tuổi và hay tái phát. Co giật có thể gây ngạt thở do làm tiết nhiều đàm gây tắc đường thở ở trẻ, có thể gây thiếu oxy nên làm tổn thương não.

Không nên làm gì khi bé bị sốt?

Khi trẻ bị sốt, mẹ tuyệt đối không sử dụng thuốc Aspirin để hạ sốt cho bé, bên cạnh đó, cũng nên tránh những điều sau:

  • Không dùng nước lạnh để tắm và lau người cho bé. Việc này có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể trẻ.

  • Không ủ ấm trẻ bằng chăn bông và hoặc cho trẻ mặc quần áo dày khi ngủ.

  • Không sử dụng thuốc điều trị cảm lạnh, cảm cúm đối với trẻ dưới 4 tuổi.

  • Không dùng đơn thuốc cũ khi chưa có chỉ định của bác sĩ .

  • Cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc hạ sốt cho bé.

Một số lưu ý cần quan tâm

Đưa bé đi khám khi cần thiết

Trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi có nguy cơ cao bị co giật khi sốt. Với những trường hợp này, việc giúp bé hạ sốt nhanh chóng lại càng quan trọng. Bé bị sốt kèm theo hiện tượng co giật được coi là tình trạng rất nguy hiểm. Khi trẻ lên cơn co giật do sốt, bạn nên:

  • Để trẻ nằm nghiêng trên bề mặt phẳng.

  • Không để các vật sắc nhọn nào gần bé.

  • Nới lỏng quần áo để giúp trẻ dễ chịu hơn.

  • Không để xảy ra tình trạng bé tự gây thương tích cho chính mình.

Phần lớn những cơn co giật sẽ có thể tự hết mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào. Tuy nhiên, nếu bé bị co giật quá vài phút, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để giảm nguy cơ phòng ngừa sốt cho trẻ, mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Vệ sinh tay chân sạch sẽ khi gần trẻ.

  • Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho.

  • Làm sạch cẩn thận thực phẩm trước khi chế biến.

  • Để ý lịch tiêm phòng và cho trẻ đi tiêm đúng lịch

  • Cho trẻ ngủ đủ giấc

  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

  • Cho bé mặc quần áo có trọng lượng nhẹ

  • Không gian ăn ngủ và vui chơi của trẻ cần phải thoáng mát, rộng rãi và sạch sẽ.

Những thông tin trên là những kiến thức cơ bản để bạn có thể chăm sóc đúng cách khi bé bị sốt. Trẻ em do sức đề kháng còn yếu nên rất dễ mắc phải bệnh lý dẫn đến tình trạng sốt nhẹ, sốt cao.

Nguồn: medlatec.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *